Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin và hình 23.1, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở vùng Tây Nguyên.

datcoder
24 tháng 3 lúc 18:13

Thế mạnh

* Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

 - Địa hình và đất:

+ Địa hình vùng Tây Nguyên chủ yếu là các cao nguyên và khối núi.

+ Các cao nguyên có bề mặt khá bằng phẳng, rộng, đất đai màu mỡ, điển hình là đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Các khối núi cao như: Ngọc Linh, Chư Yang Sin, Bi-doup - Núi Bà... kết hợp với cảnh quan tự nhiên và khí hậu phân hoá theo độ cao tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.

 - Khí hậu:

+ Khi hậu mang tính chất cận xích đạo, có sự phân hoá theo mùa rõ rệt.

+ Do ảnh hướng của độ cao nên các khu vực địa hình trên 1000 m có khí hậu mát mẻ.

=> Vì thế, vùng có thể đa dạng hoá cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu...), cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, cây dược liệu,...) và phát triển du lịch.

 - Nguồn nước:

+ Trong vùng có nhiều hệ thống sông lớn như: Sẽ San, Srê Pök.... và thượng nguồn của sông Ba, sông Đồng Nai, có trữ lượng thuỷ năng lớn (chiếm hơn 27% trữ lượng cả nước), là điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện.

+ Ngoài ra, Tây Nguyên có nhiều thác, hồ nước tạo cảnh quan phát triển du lịch và nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

 - Rừng:

+ Vùng có diện tích rừng lớn (chiếm 17,4% diện tích rừng cả nước, năm 2021), đa dạng sinh học cao, có nhiều loại gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến, nghiền...) và nhiều loại cây thân gỗ có giá trị. Độ che phủ rừng đạt 46,3%.

=> Đây là lợi thế lớn để phát triển lâm nghiệp.

 - Khoáng sản:

+ Khoảng sản có giá trị nhất trong vùng là bô-xít với trữ lượng hàng tỉ tần (chiếm hơn 90% của cả nước).

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Tây Nguyên có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ qua đào tạo ngày cũng tăng, người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biển sản phẩm cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hoàn thiện, công nghiệp khai thác và chế biến được đầu tư về vốn, công nghệ

- Nhiều chủ trương, chính sách, chương trình và dự án đầu tư phát triển ở Tây Nguyên dang góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Vùng có tài nguyên du lịch văn hoá đặc sắc, độc đáo gần với đặc trưng của cộng đồng các dân tộc như: lễ hội, làng nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, đan lát,...). Đặc biệt, Không gian văn hoà Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hạn chế

- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu, mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp, do đó công tác thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém là trở ngại lớn đối với sản xuất và đời sống người dân trong vùng.

- Tài nguyên rừng suy giảm, làm giảm nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng các loại gỗ, de doạ đến môi trường sống.

- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt là giao thông vận tải và các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục.