* Vai trò
- Góp phần khai thác tốt điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng.
- Thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hoá, tạo ra sản phẩm xuất khẩu.
- Tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung để phát triển công nghiệp chế biến.
- Giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Góp phần áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
* Tình hình phát triển
Dựa trên điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội,... Việt Nam đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nước ta đã hình thành nhiều vùng chuyên canh quy mô lớn như:
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Vùng chuyên canh cây ăn quả ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (vải thiều, cam, đào, lê, mận,...), Tây Nguyên (bơ, chuối,...), Đông Nam Bộ (bưởi, cam, sầu riêng,...), Đồng bằng sông Cửu Long (xoài, thanh long,...).
- Vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
* Xu hướng phát triển
Các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta đang phát triển theo hướng gắn với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh chuyển giao khoa học – công nghệ trong sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí vùng nguyên liệu nhằm phục vụ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng nông sản,... đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.