Tham khảo
- Thực trạng: Nước ta có hàng triệu ha đất bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Biểu hiện cụ thể, là:
+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.
+ Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí,...
+ Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...
- Hậu quả: Thoái hóa đất dẫn đến độ phì của đất giảm, mất chất dinh dưỡng, khiến năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hóa nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.
=> Kết luận: Việc ngăn chặn thoái hóa đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.