- Sự phát triển và phân bố: dịch vụ ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của vùng. Tổng sản phẩm năm 2021 chiếm 34,5% GRDP vùng, các lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại, du lịch được chú trọng phát triển ở tất cả các địa phương.
+ Giao thông vận tải: kết nối với vùng Đồng bằng sông Hồng, nước Trung Quốc bằng đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không. Đường quốc lộ, cao tốc được nâng cấp và xây dựng, tạo động lực thúc đẩy phát triển các hành lang kinh tế như cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội- Lào Cai, quốc lộ 6,… Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, hiện đại hóa các phương tiện vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Thương mại: nội thương ngày càng phát triển, đa dạng hình thức, mạng lưới phân phối hàng hóa được mở rộng ở các địa phương, hệ thống chợ, điểm mua bán, siêu thị gia tăng. Ngoại thương chú trọng khai thác thế mạnh kinh tế cửa khẩu, với các khu kinh tế cửa khẩu: Đồng Đăng - Lạng Sơn, Thanh Thủy - Hà Giang, Lào Cai, Tây Trang,… đẩy mạnh giao thương với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và các tỉnh khu vực Thượng Lào.
+ Du lịch: trở thành thế mạnh kinh tế, nhiều loại hình và điểm du lịch nổi tiếng. Du lịch sinh thái phát triển ở các vườn quốc giam khu bảo tồn thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thác Bản Giốc, Sa Pa,… Du lịch văn hóa gắn với các điểm di tích như hang Pác Bó (Cao Bằng), cây đa Tân Trào và An toàn khu (Tuyên Quang), Đền Hùng (Phú Thọ), di tích Điện Biên Phủ (Điện Biên),…
- Một số điểm du lịch nổi tiếng: cao nguyên đá Đồng Văn, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào, thác Bản Giốc, hồ Ba Bể, núi Mẫu Sơn, Đền Hùng, di tích Điện Biên Phủ, Sa Pa,…