- Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp: chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Áp dụng công nghệ gen, lai tạo giống để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khả năng thích ứng dịch bệnh và hạn hán. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng:
+ Trồng trọt: lúa là cây lương thực chính, chủ yếu ở đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, sản lượng lúa tăng đạt 3,9 triệu tấn năm 2021; cây công nghiệp hàng năm có lạc, vừng,… diện tích khá lớn trên vùng đất cát vùng duyên hải hầu hết các tỉnh; mía trồng nhiều ở vùng gò đồi phía tây Thanh Hóa, Nghệ An; cây công nghiệp laai năm phát triển ở một số nơi như cà phê (Nghệ An, Quảng Trị), hồ tiêu (Quảng Trị, Quảng Bình), chè (Nghệ An, Thanh Hóa),… phát triển một số cây ăn quả như cam, bưởi,… ở vùng gò đồi từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
+ Chăn nuôi: số lượng đàn trâu 580 nghìn con chiếm khoảng 25% cả nước, đàn bò 1,11 triệu con chiếm hơn 16% cả nước (2021), phát triển mạnh ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Lợn và gia cầm nuôi ở hầu khắp tỉnh.
- Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng lớn với 3,1 triệu ha (2021), rừng tự nhiên chiếm 70%. Phát triển nhờ chính sách giao rừng. Mở rộng các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần phòng chống thiên tai.
+ Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 4,7 triệu m3, tập trung ở vùng đồi núi phía tây các tỉnh. Nghệ An có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất, chiếm 31,4% sản lượng gỗ của vùng. Ngoài ra vùng còn khai thác các lâm sản khác như luồng, tre, mây, măng, dược liệu,…
+ Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng rất được chú trọng. Rừng đặc dụng trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn như Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng,… được bảo vệ nghiêm ngặt.