Bài 34. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Dựa vào hình 34.1 và thông tin trong bài, hãy chứng minh các thế mạnh và hạn chế của Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển kinh tế.

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 3 lúc 0:42

* Thế mạnh

- Địa hình và đất: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng với độ cao trung bình từ 2 – 4 m so với mực nước biển, tạo thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng. 

+ Vùng có 3 nhóm đất chính, bao gồm đất phù sa sông chiếm khoảng 30% diện tích, phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu, khá màu mỡ để phát triển nông nghiệp; đất phèn chiếm khoảng 40% diện tích, phân bố ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và vùng trũng Cà Mau, có khả năng khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp; đất mặn chiếm khoảng 19% diện tích, phân bố ven Biển Đông và vịnh Thái Lan, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn. Ngoài ra, vùng còn có đất xám và các loại đất khác chiếm diện tích nhỏ.

- Khí hậu: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa, phân hoá thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

+ Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 2 200 – 2 700 giờ; nhiệt độ trung bình năm từ 25 – 27°C; lượng mưa lớn, tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). 

=> Nhìn chung, khí hậu của vùng thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, nuôi trồng thuỷ sản và giúp các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.

- Nguồn nước: 

+ Vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc như sông Tiền, sông Hậu, sông Cái Lớn, sông Cửa Lớn,...; hệ thống các kênh đào quan trọng như Vĩnh Tế, Tháp Mười, Phụng Hiệp, Chợ Gạo,... tạo thuận lợi cho giao thông cũng như cải tạo môi trường. 

+ Vùng còn có nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Sinh vật: 

+ Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bạc Liêu,...; rừng tràm ở An Giang,

Đồng Tháp,... tạo thuận lợi cho du lịch, có vai trò quan trọng về sinh thái, môi trường và sinh kế của người dân. 

+ Đồng bằng sông Cửu Long có hệ động vật phong phú, đặc biệt là cá và chim.

- Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương), than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên,...), đất sét, tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

- Biển, đảo: 

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hàng nghìn ha mặt nước, tạo thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. 

+ Vùng thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên khá lớn, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên.

* Hạn chế

- Địa hình: vùng có địa hình thấp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường xâm nhập sâu vào nội địa, gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

- Khí hậu: khí hậu của vùng có sự phân hoá theo mùa, mùa khô gây thiếu nước ngọt và hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.