Bài 32. Phát triển kinh tế xã hội ở Đông Nam Bộ

datcoder

Dựa vào hình 32.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Người Già
25 tháng 3 lúc 0:32

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Thế mạnh

- Địa hình và đất: 

+ Địa hình Đông Nam Bộ là sự chuyển tiếp giữa các cao nguyên ở Tây Nguyên với đồng bằng sông Cửu Long nên nhìn chung tương đối bằng phẳng.

+ Vùng có đất badan khá màu mỡ, chiếm 40% diện tích đất của vùng. 

+ Đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ chiếm tỉ lệ khá lớn => Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Ngoài ra, vùng còn có đất phù sa ven các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai,... => Thuận lợi trồng cây lương thực, rau đậu.

- Khí hậu:

+ Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởng của bão, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên, => Thuận lợi trong việc phát triển các giống cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới cho năng suất cao như cà phê, cao su, hồ tiêu,...

- Nguồn nước: 

+ Đông Nam Bộ có các sông lớn như sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,... và một số hồ lớn là hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,... 

+ Sông, hồ trong vùng thuận lợi để phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi, nuôi trồng thuỷ sản,... 

+ Vùng có nguồn nước khoáng, nước nóng góp phần phát triển du lịch.

- Rừng: 

+ Trong vùng có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới như Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Cát Tiên, Côn Đảo; 

+ Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai; Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ,... 

=> Hệ động – thực vật trong rừng phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. 

- Khoáng sản: 

+ Đông Nam Bộ có nhiều mỏ dầu và mỏ khí tự nhiên với trữ lượng lớn ngoài khơi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

+ Trong vùng còn có một số loại khoáng sản như sét, cao lanh, đá axit,... => Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Biển, đảo: 

+ Bên cạnh khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, ti-tan, muối,... vùng biển ở Đông Nam Bộ có nguồn sinh vật phong phú, ngư trường rộng, nhiều bãi biển đẹp, một số đoạn bờ biển nước sâu,... => Đây là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, phát triển du lịch, xây dựng cảng biển,...

* Hạn chế

- Mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng gây thiếu nước cho sản xuất. 

- Vùng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể của thuỷ triều và xâm nhập mặn, kết hợp tác động của biến đổi khí hậu gây nhiều trở ngại đến sản xuất và đời sống.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Thế mạnh

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Vùng Đông Nam Bộ có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao hơn so với các vùng khác, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đa dạng về văn hoá,... => Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế.

- Cơ sở hạ tầng: 

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng trong vùng khá hoàn thiện với sự phát triển đồng bộ của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện,... => Điều này tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, thông suốt.

- Vốn: 

+ Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 50% tổng số dự án và khoảng 37% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta (năm 2022), tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển các ngành kinh tế trong vùng.

- Khoa học – công nghệ: 

+ Đông Nam Bộ là trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của nước ta. 

+ Vùng có tiềm lực lớn trong nghiên cứu khoa học, dẫn đầu về triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng và cả nước.

- Chính sách phát triển: 

+ Nhiều chính sách được ban hành tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng như chính sách thu hút đầu tư, chuyển đổi số, liên kết vùng....

* Hạn chế

- Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao gây sức ép lên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật khá hoàn thiện nhưng nhiều nơi đang bị xuống cấp.

- Thị trường nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các ngành kinh tế trong vùng.