Tham khảo:
- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
* Khu vực Đông Bắc:
+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).
* Khu vực Tây Bắc:
+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...
* Khu vực Trường Sơn Bắc:
+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
* Khu vực Trường Sơn Nam:
+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:
+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;
+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.