Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn  Việt Dũng

Dựa vào hình 20.2 và thông tin mục c, hãy trình bày sự phát triển và phân bố một số hoạt động dịch vụ thế mạnh (thương mại, tài chính ngân hàng, giao thông vận tải đường thủy, du lịch) ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 8 2024 lúc 14:18

- Thương mại: hoạt động nội thương phát triển đa dạng, chợ nổi trên sông trở thành nét văn hóa đặc trưng của vùng. Các trung tâm thương mại, siêu thị có ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn như Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho,… Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đứng đầu cả nước là gạo, thủy sản ướp đông và rau quả.

- Tài chính ngân hàng phát triển rộng rãi, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn đề sản xuất và kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong vùng. Cần Thơ là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất vùng.

- Giao thông vận tải đường thủy phát triển rộng khắp, đảm nhiệm vai trò quan trọng hàng đầu trong việc vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, một số tuyến đường bộ cao tốc đang được đầu tư xây dựng (Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau,…) giúp cùng kết nối với Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và cửa khẩu; các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông cũng được nâng cấp.

- Dịch vụ logistics được chú trọng phát triển, hỗ trợ hiệu quả hoạt động giao thông vận tải, thương mại, nhất là xuất khẩu nông sản và thủy sản,… Cần Thơ là trung tâm logistics của vùng.

- Du lịch là ngành kinh tế có thế mạnh, nhất là các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. Phú Quốc, Cần Thơ là hai trung tâm du lịch của vùng có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.