Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 20. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (phần 1)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn  Việt Dũng

Dựa vào hình 20.2 và thông tin mục a, hãy trình bày sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 8 2024 lúc 14:18

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, nhiều sản phẩm chủ lực, đặc biệt là lúa và cây ăn quả.

• Là vùng sản xuất lúa lớn nhất, diện tích và sản lượng chiếm ½ cả nước. Năng suất lúa tăng nhanh, cao hàng đầu cả nước; nhiều giống lúa chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu. Lúa trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng. Bình quân sản lượng lúa theo đầu người đạt 1405,1 kg/người, gấp 3 lần trung bình cả nước.

• Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại như: xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng,… Năm 2021, diện tích chiếm 33,2%, sản lượng chiếm 41,5% so với cả nước. Trồng nhiều ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, có chỉ dẫn địa lí,… Là vùng trồng nhiều dừa nhất cả nước, Bến Tre là tỉnh đứng đầu.

+ Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, nhất là vịt, vịt được nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh. Ngoài ra nhiều nơi còn chăn nuôi lợn, bò,…

- Thủy sản:

+ Sản lượng thủy sản tăng liên tục, đạt 4,92 triệu tấn, chiếm trên 55% tổng sản lượng thủy sản cả nước (2021).

+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn và tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá da trơn, tôm. Việc khai thác và nuôi trồng được đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu thị trường.

+ Những địa phương có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,…