Bài 17. Ôn tập chương II và chương III

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
rui yamasaki

- Dựa vào đâu có thể nhận định: thời Lý - Trần dân tộc ta xây dựng được nền văn minh rực rỡ, gọi là văn minh Đại Việt?

 

Huy Bùi
17 tháng 2 2022 lúc 21:34

Trước thời Lý - Trần, vào buổi bình minh của nền độc lập dân tôc, năm Nhâm Dần (1002), dưới triều vua Lê Đại Hành (khi kinh đô còn ở Hoa Lư), nước ta bắt đầu có luật thành văn. Sách Đại Việt sử ký toàn thư  của Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê chép: “Năm Nhâm Dần, niên hiệu ứng Thiên thứ 3 (1002), mùa Xuân, tháng 3, định luật lệnh”. (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1983, tr. 228). Cũng sự kiện này, sách Việt sử thông giám Cương mục chép là “định luật lệ” (Việt sử thông giám Cương mục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1998, tập I,  tr. 2687). Những tư liệu này cho thấy, cho đến trước năm 1042 thời điểm ban hành Hình thư thời Lý nước ta đã có luật thành văn được soạn thảo từ năm 1002 dưới triều vua Lê Đại Hành. Nhà Lý, từ Lý Thái Tổ đến Lý Thái Tông, đều vẫn sử dụng bộ luật này; đồng thời bổ sung thêm nhiều văn bản luật mới. Thống kê từ sách Đại Việt sử ký toàn thư  cho thấy, trong 32 năm đầu của nhà Lý (1010 - 1042), không kể các văn bản pháp luật liên quan đến việc củng cố quân đội và các cuộc chinh phạt, 2 nhà vua đầu tiên của vương triều này đã ban hành 23 chiếu, 2 lệnh và 3 “định lệnh” về các mặt: Hành chính, văn hoá, hình luật (xét kiện), cứu tế xã hội...
 Để khắc phục những điểm hạn chế trong bộ luật của triều vua Lê Đại Hành ra đời năm 1002, và phải có một bộ luật xứng đáng với tầm vóc của nước Đại Việt, sau khi đã định đô ở Thăng Long, năm Nhâm Ngọ (1042), nhà Lý cho ra đời bộ Hình thư. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa Đông, tháng 10 năm Nhâm Ngọ niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo (1042), ban Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ pháp luật câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệ, châm chước cho thích đáng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người đời sau. Sách làm song, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đổi tiền Minh Đạo”. (Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Sđd, tập I, tr. 271). Những ghi chép trên đây dù ngắn ngủi nhưng được người đời sau rất trân trọng. Các nhà nghiên cứu sử học và luật học đánh giá đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử Nhà nước pháp luật Việt Nam. Hình thư được xem như bộ luật thành văn đầu tiên, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ bộ máy Nhà nước Trung ương tập quyền đã có tính ổn định và được xây dựng với thiết chế tương đối hoàn bị. 
 Việc ban hành Hình thư dưới thời vua Lý Thái Tông thể hiện một tầm nhìn rộng và trình độ cao của tổ chức bộ máy Nhà nước đương thời, một xã hội văn minh được quản lý bằng pháp luật. Đây là cơ sở, là di sản pháp lý quan trọng để các triều vua sau kế thừa, vận dụng vào việc soạn thảo luật, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của đất nước. 
 Bộ Hình thư này không còn nên ngày nay chúng ta không thể hiểu được nội dung của nó. Theo Lê Quý Đôn, bộ luật này gồm ba quyển. (Lê Quý Đôn, Toàn tập, tập III (Đại Việt thông sử), Nxb KHXH, Hà Nội, 1978, tr. 103).  Tuy nhiên, căn cứ vào những ghi chép của chính sử, ta thấy bộ luật được vua chỉ đạo tổ chức soạn thảo một cách có hệ thống. Trong triều đình lúc bấy giờ đã có “trung thư san định luật lệnh” (trung thư là những viên quan phụ trách về pháp luật của triều đình). Bộ luật có nội dung phù hợp với thực tế cuộc sống: “Có châm chước cho thích đáng với thời thế”. Luật được biên soạn không chỉ trở thành bộ luật “của triều đại” mà còn “để cho người đời sau” đảm bảo tính ổn định lâu dài. Luật soạn thảo song, triều đình tổ chức công bố rộng rãi cho cả nước biết: “Xuống chiếu ban hành”. Luật có hiệu lực thực tế ngay theo hướng giảm phiền hà cho dân, xoá bỏ những bất cập trong việc xét án trước đây: “Dân lấy làm tiện, đến đây, phép xử án được bằng thẳng rõ ràng”. Đây là tư tưởng thân dân, khoan dung, quan tâm đến quyền lợi của dân mà các vua nhà Lý nhận thức rất sâu sắc. Đúng như nhận xét của Phan Huy Chú: “Hình của nhà Lý thì khoan rộng”. (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961, tr. 94). Việc nhà vua đổi niên hiệu là Minh Đạo (Con đường sáng) và đổi tiền Minh Đạo vào năm ban hành bộ luật quan trọng này thể hiện ý chí dùng pháp luật để quản lý xã hội, lấy lòng tin vào pháp luật của dân, để ổn định đời sống mang lại hạnh phúc cho dân. 
  Xã hội Đại Việt thời Lý mở đầu cho thời định đô Thăng Long và cũng là vương triều tồn tại liên tục dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Một vương triều trội vượt lên cả về sự thịnh vượng, độc đáo cũng như về sự trường tồn, đã từng được người xưa đánh giá là “nổi tiếng văn minh” (Lê Quý Đôn).      
Nhà nước quân chủ Trần, do Trần Thủ Độ gây dựng bước đầu, “là một Nhà nước quân chủ Phật giáo có tính chất pháp quyền”. (Trần Thủ Độ con người và sự nghiệp, Viện Sử học Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình, Hà Nội 1995, tr.33). Hai tháng sau khi thành lập (tháng 2 năm Bính Tuất, 1226) nhà Trần đã “định luật lệnh, điều lệ”. Một năm sau (Đinh Hợi - 1227) đã có chiếu quy định thể thức giấy tờ - đơn khế (Dân luật - Luật Hành chính), lại tuyên bố điều khoản minh thệ. Một năm sau nữa (Mậu Tý) đã thi công chức (lại viên) bằng thể thức công văn, người trúng tuyển sung làm thuộc lại (công chức) ở các sảnh viện. 
 Năm Canh Dần đời vua Trần Thái Tông (1230) cho khảo cứu luật lệ các thời trước, quy định các thể lệ mới, làm sách Thông chế Quốc triều (một dạng sơ khai của Hiến pháp) và các sách Hình luật, lễ nghi, gồm tất cả 29 quyển. Sau đó, vào năm Tân Tỵ đời vua Trần Dụ Tông (1341) biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình thư đời Trần. 
 Luật pháp thời Trần không biết rõ được từng điều tỉ mỉ, cũng như bộ Hình thư đời Lý đã bị thất truyền, nhưng cũng theo Phan Huy Chú, pháp luật đời Trần nghiêm khắc hơn đời Lý, người càng ở cương vị cao càng triệt để thi hành pháp luật. 
 Thái sư Trần Thủ Độ là người nổi tiếng triệt để nêu gương thi hành pháp luật, thưởng phạt rất nghiêm minh: “Thủ Độ từng duyệt định sổ hộ khẩu, Quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người ấy. Khi xét duyệt đến xã ấy, ông cho gọi người ấy lại. Người ấy mừng chạy đến. Thủ Độ nói: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương (ông công khai nói về việc lo lót của chính vợ mình), không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người (chân chính) khác”. Người ấy kêu van xin hồi lâu mới tha cho. Từ đấy không ai dám đến nhà xin riêng nữa. Bốn mươi năm sau ông, Trần Nhật Duật ngồi vào ghế Thái sư (như cương vị của Thủ Độ trước đó), cũng hành xử y như ông trước lời xin của vợ cho một người quen khác. Trần Thủ Độ là một mẫu mực, một tấm gương sáng về tinh thần tôn trọng pháp luật, “chí công vô tư”. (Trần Thủ Độ con người và sự nghiệp, Viện Sử học Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình, Hà Nội, 1995, tr. 35 - 36). 
 Sau nhà Lý (1009 - 1224), nhà Trần tồn tại 175 năm (1225 - 1400) qua 12 đời vua, trong đó có hơn 100 năm (1225 - 1329) và 5 đời vua: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông ở thời kỳ thịnh trị, để lại một di sản to lớn độc đáo trong mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, xã hội, những đỉnh cao về văn trị, những võ công hiển hách, những nhà hoạt đông chính trị và danh tướng kiệt xuất - đã đưa Đại Việt thành một nước hùng manh nhất vùng Đông Nam Á, có một tầm cao mới, chính vì vậy mà triều đại này đã toả hào quang sáng chói trong lịch sử Việt Nam, đóng một vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Văn hoá Thăng Long đời Trần phát triển rực rỡ cùng với văn hoá đời Lý trước đó, tạo nên kỷ nguyên văn minh Đại Việt. 


Các câu hỏi tương tự
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Nguyễn N
Xem chi tiết
Trần Thế Miên An
Xem chi tiết
nguyễn thị thùy dung
Xem chi tiết
Phùng Văn Chương
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Trần Đào Tuấn
Xem chi tiết
Trần Như
Xem chi tiết