- Về vần:
+ tiếng cuối của dòng 6 tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới.
+ tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
(1) đà – gà, xương – sương – gương.
(2) xa – ba, đồng – trông – sông.
- Về nhịp: cả 2 bài ca dao đều ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
Gió đưa/ cành trúc/ la đà – Tiếng chuông Trấn Võ / canh gà Thọ Xương.
- Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Gió | đưa | cành | trúc | la | đà | ||
T | B | B | T | B | B | ||
Tiếng | chuông | Trấn | Võ | canh | gà | Thọ | Xương. |
T | B | T | T | B | B | T | B |
Mịt | mù | khói | tỏa | ngàn | sương | ||
T | B | T | T | B | B | ||
Nhịp | chày | Yên | Thái | mặt | gương | Tây | Hồ |
T | B | B | T | T | B | B | B |
Hoặc:
Đường | lên | xứ | Lạng | bao | xa | ||
B | B | T | T | B | B | ||
Cách | một | trái | núi | với | ba | quãng | đồng |
T | T | T | T | T | B | T | B |
Ai | ơi, | đứng | lại | mà | trông | ||
B | B | T | T | B | B | ||
Kìa | núi | thành | Lạng | kìa | sông | Tam | Cờ |
B | T | B | T | B | B | B | B |