Văn bản ngữ văn 11

Vy Vũ Khánh

Đọc văn bản sau: Cốm Vòng (trích) Ở hậu phương, mỗi khi thấy ngọn gió vàng heo hắt trở về, người ta tuy không ai nói với ai một câu nào, nhưng đều cảm thấy cõi lòng mình se sắt. Không phải nói thế là bảo rằng ở Hà thành, mỗi độ thu về, người ta không thấy buồn đâu. Ngọn gió lạ lùng! Ở đâu cũng thế, nó làm cho lòng người nao nao nhưng ở hậu phương thì cái buồn ấy làm cho ta tê tái quá, não cả lòng cả ruột. Nhớ không biết bao nhiêu! Mà nhớ gì? Nhớ tất cả, mà không nhớ gì rõ rệt. Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi nhớ rằng tôi không nhớ Tết, không nhớ những ngày vui và những tình ái đã qua bằng nhớ một ngày nào đã mở rồi, tôi hãy còn nhỏ, sáng nào về mùa thu cũng được mẹ mua sẵn cho một mẻ cốm Vòng, để ăn lót dạ trước khi học. Thế thôi, nhưng nhớ lại như thế thì buồn muốn khóc. Tại sao? Chính tôi cũng không biết nữa. Và thường những lúc đó, tôi thích ngâm khẽ mấy vần thơ trong đó tả những nỗi sầu nhớ Hà thành, nhất là mấy câu thơ của Hoàng Tuấn mà tôi lấy làm hợp tình hợp cảnh vô cùng: “... Đầu trùm nón lá nhớ kinh thành, Anh vẫn vui đi trên những nẻo đường đất nước. Lúa xanh xanh, núi trùng điệp, đèo mấp mô... Qua muôn cảnh vẫn sen Tây Hồ. Sông vẫn sông Lô, cốm cốm Vòng". Ờ, mà lạ thật, chẳng riêng gì mình, sao cử đến đầu thu thì người Hà Nội nào, ở phiêu bạt bất cử đâu đâu cũng nhớ ngay đến cốm Vòng? Chưa cần phải ăn làm gì vội, cứ nghĩ đến cốm thôi, người ta cũng đã thấy ngất lên mùi thơm dịu hiền của lúa non xanh màu lưu lỵ đặt trong những tàu lá sen tròn cũng xanh muôn muốn màu ngọc thạch! Không, cốm Vòng quả là một thứ quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội – đặc biệt vì cử mỗi khi thấy gió vàng hiu hắt trở về thì lại nhớ đến cốm, mà đặc biệt hơn nữa là khắp các “nẻo đường đất nước” chỉ có Hà Nội có cấm thôi […]. (Theo Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, NXB Lao động, 2009, tr.76-77) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Nếu nội dung bao quát của văn bản trên. Câu 4 (1,25 điểm). Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn bản trên. Câu 5. (1,0 điểm). Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong văn bản trên. Câu 6. (1,25 điểm).Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về cốm Vòng đã đem đến cho anh/chị bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh?


Các câu hỏi tương tự
Ngọc LÊ
Xem chi tiết
ngọc linh
Xem chi tiết
Diệu DIỆU
Xem chi tiết
Khôi Vũ
Xem chi tiết
Lương anh duy
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Diệp Ngọc
Xem chi tiết
Vy Vũ Khánh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết