Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đặng Xuân Mai

"Đọc một câu thơ ta gặp gỡ một tâm hồn mới"
Em hiểu nhận định trên như thế nào. Hãy làm sáng tỏ nhận định qua bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Giúp mình với mình đang cần gấp lắm!!!

Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 20:09
DÀN BÀI : a. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai tác phẩm. - Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ, dẫn lời Ana- tôn Prăng-xơ b. Thân bài - Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hòa với thiên nhiên. + Viết về thiên nhiên (đặc biệt là trăng) + Có những rung động thực sự và say mê trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc. + Sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật. - Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng. - Chất nghệ sĩ và tâm hồn thi sĩ luôn thống nhất trong con người Bác. c. Kết bài khẳng định giá trị của hai tác phẩm - Nêu cảm nghĩ, bài học cho bản thân.
Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 20:11

Nhà văn Pháp Anna-tôn Prăng-xơ từng nói :"Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Đúng vậy,qua bài thơ '' Cảnh khuya'' ta càng thấy rõ hơn điều đó.

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong bài thơ “Cảnh khuya” , Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.

Như vậy, ở trong bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết
Alone
Xem chi tiết
Jr
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Yến Dorii
Xem chi tiết
Lee Joong Suk
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết