Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Câu hỏi:
- Luận điểm của đoạn văn là gì?
- Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
Luận điểm: nước ta có lòng yêu nước nồng nàn .
b
*) Dàn ý:
1. MB: (1) Giới thiệu truyền thống quý báu của nhân dân ta khi Tổ quốc bị xâm lăng.
- Lòng yâu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trở nên sôi nổi và mạnh mẽ to lớn.
2. TB: (2-3) Những dẫn chứng minh hoạ cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ trong lịch sử xa xưa cho đến thời đại hiện nay.
- Tinh thần yêu nước đã được chứng minh qua những trang sử vẻ vang của thời đại xa xưa với các anh hùng dân tộc tiêu biểu.(2)
- Các tầng lớp nhân dân ngày nay không phân biệt thành phần, lứa tuổi đã thực hiện lòng yêu nước của mình qua những việc làm cụ thể.(3)
3. KB: (4) Bổn phận của chúng ta là cần khơi dậy tinh thần yêu nước đó để phục vụ cho kháng chiến.
- Tinh thần yêu nước có khi được trưng bày,có khi cất giấu kín đáo.
- Bổn phận của chúng ta là làm cho tinh thần yêu nước được thực hiện.
VI. Tìm hiểu nội dung văn bản:
1. Nhận định chung về lòng yêu nước:
- “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” ® tạo luận điểm chính cho bài văn, bày tỏ nhận xét chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Hình ảnh lòng yêu nước kết thành làn sóng: “nó kết thành … lũ cướp nước” ® điệp từ “nó”, động từ mạnh dùng liên tiếp (kết thành, lướt qua, nhấn chìm) ® gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn và có sức thuyết phục người đọc.
® rưng rưng tự hào về lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước:
a) Lòng yêu nước trong quá khứ lịch sử dân tộc.(2)
“Thời đại Bà Trưng … dân tộc anh hùng” ® tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian lịch sử.
b) Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta.(3)
- Tất cả mọi người đều có lòng nồng nàn yêu nước: “Từ các cụ …đến các cháu …ghét giặc.”
- Từ tiền tuyến đến hậu phương đều có hành động yêu nước: “Từ những chiến sĩ … đến những công chức … con đẻ của mình”
- Mọi nghề nghiệp, tầng lớp đều có lòng yêu nước: “Từ những nam nữ công nhân …”cho đến những đồng bào … quyên đất ruộng cho Chính phủ.”
® liệt kê dẫn chứng + kiểu câu có mô hình liên kết “Từ …đến” ® dẫn chứng vừa cụ thể vừa toàn diện góp phần làm sáng rõ chủ đề: lòng yêu nước của đồng bào ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp
® cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong kháng chiến chống Pháp.
3. Nhiệm vụ của chúng ta:
*) So sánh tinh thần yêu nước:
- Với các thứ của quý
- Có khi được trưng bày công khai trong tủ kính, trong bình pha lê.
- Có khi lại bị cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm
® đề ra nhiệm vụ cho các bộ Đảng viên đó là: động viên, tổ chức, khích lệ tiềm năng yêu nước của mọi người (phải ra sức giải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước … được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc kháng chiến)
*) Cách kết thúc vấn đề thể hiện rõ phong cách nghị luận của tác giả: giản dị, rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục ® dễ hiểu, dễ đi vào lòng người
*) Ghi nhớ: (sgk/27)
VII. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa.
- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
- Giọng văn tha thiết giàu cảm xúc.