1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này .
( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương ?Như thế , chúng ta sẽ vui khi tới kỳ nhận lương , muối tháng vui được 1 đến 2 ngày , những ngày còn lại , chúng ta chỉ cảm thấy mình đang vất vả , khổ sở .Có người lại nói : lao động để có công danh? Vậy trong lời người , có bao nhiêu lần chúng ta đạt được niềm vui ấy?
( 3 ) Có người nói , lao động là để hạnh phúc .Và vì lao động là công việc của cả đời , do đó , đây có lẽ là câu trả lời thì tất cả chúng là những người lao động ở Viettel cần suy nghĩ và chiêm nghiệm .Trong cuộc sống , chúng ta thường chúc nhau "Hạnh phúc" . Phải chăng , hạnh phúc là đích cao nhất trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều mong muốn? Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc thì chúng ta sẽ có cơ hội để được hạnh phúc mỗi ngày . Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc , thì chúng ta sẽ biến nơi làm việc của chúng ta thành thời tạo nên và dung chứa hạnh phúc. Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biếncông việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình
1 xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên
2 tại sao tác giả lại cho rằng lao động là hạnh phúc
3 xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn(2) và phân tích nghệ thuật
cần gấp ạ giúp em với
Nêu nội dung chính của văn bản sau:
Tôi nghĩ rằng “vận may” khác với “thành quả”. Ta không thể đạt được sự may mắn. Ta không thể tạo ra vận may. Điều đó cũng giống như ta không thể sắp đặt trước một cuộc hẹn mà ở đó ta sẽ gặp tiếng sét ái tình. Nhưng mặt khác, chúng ta có thể nỗ lực để tạo ra những thành quả. Đừng gọi thành quả của mình là may mắn, vì như vậy là vứt bỏ ý chí và nỗ lực của bản thân. Cũng đừng xem may mắn là thành quả, vì như thế là từ chối vẻ đẹp bí ẩn và đầy bất ngờ của cuộc sống.
(…) Hãy cứ tin vào sự may mắn, rằng đôi lúc nó rơi xuống cuộc đời ai đó như một món quà (…) Tuy nhiên, như một câu ngạn ngữ xưa đã nói “sự may mắn chẳng tặng không ai cái gì bao giờ, nó chỉ cho vay mà thôi”. Vì vậy, đừng tìm kiếm nó, đừng trông chờ hay thậm chí đổ lỗi cho nó… Và hãy nhớ rằng mọi vận may chỉ là khởi đầu.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ… (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đờikhông phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt. (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92) Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả tình yêu thương có sức mạnh như thế nào? Câu 3. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI
Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy anh chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.
Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có một khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách ngắt kết nối trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo vòng xoáy thông tin hỗn độn.
Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là luyện tập để đọc, hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.
(Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng,
NXB Văn học, 2016, tr. 154 – 155)
Hãy viết bài văn để chỉ ra khoảng cách giữa các thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ ngay trong chính gia đình em.
Làm thế nào để "tạo ra khoảng lặng ngắt kết nối" trong thời đại số?
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.
Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…)
Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”
Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?
Những ngày đầu Xuân Canh Tý, dịch viêm đường hô hấp cấp do chúng mới virus Corona (nCoV) gây ra bất ngờ bùng phát gây ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong sự lo lắng của người dân, khẩu trang y tế và nước rửa tay trở thành những mặt hàng thiết yếu được mọi người ráo riết tìm mua như một cứu cánh" để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Chính tâm lý ấy đã gây ra hiện tượng khan hiếm các loại vật phẩm y tế như khẩu trang, nước rửa tay, thuốc sát trùng đây giá cả leo thang, gây bức xúc dư luận. Các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp cố tình găm" hàng để bán với giá cao, thu lại bất chính, Trong bối cảnh ấy, việc làm tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn của một cô bé, đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người cảm phục...
Em Nguyễn Ngọc Trinh, học sinh lớp 4c1, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã quyết định ủng hộ toàn bộ số tiền em được mừng tuổi dịp Xuan Canh Tý 2020 để mua khấu trang và nước rửa tay phát cho người dân Thủ đô, Ngọc Trinh đã nhờ bác ruột của mình đưa tới trụ sở Thành đoàn Hà Nội để ủng hộ số tiền 3, 180,000 đồng, góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh do chúng mới của virus Corona gây
Trong bức thư gửi người đứng đầu Chính phủ, cô bé viết: "... Những ngày này, qua ti vi, đài báo nói về dịch Corona, chảu hết sức lo lắng khi phải nghỉ học ở nhà. Cháu luôn suy nghĩ và nhờ đến lời ông dặn mọi người hãy "Chống dịch như chống giặc" Vì vậy, cháu đem toàn bộ số tiền được lì xì ngày Tết vừa rồi là 3.180.000 đồng góp với Thành đoàn Hà Nội để mua khẩu trang và nước rửa tay phục vụ mọi người phòng chống dịch bệnh như lời ông đặn.
| Cháu cũng sẽ xin tham gia cùng các anh chị Thành đoàn Hà Nội đi phát khau trang và nước rửa tay cho nhân dân trong những ngày sắp tới. Cháu cũng mong muốn có nhiều bạn và các anh chị đoàn viên thanh niên tham gia việc này để có thể phòng dịch một cách tốt nhất" Ngọc Trinh cũng cho biết: Khi trở lại lớp học, em sẽ cùng các bạn trong lớp làm Dự án Phòng chống dịch nCoV, trong đó chúng em sẽ cùng nhau hoàn thiện sơ đồ tư duy những hiểu biết về dịch nCoV đóng góp khẩu trang, nước rửa tay tặng các bạn thiếu nhi, đội viên, tuyên truyền tới các bạn đội viên về cách sử dụng khẩu trang và rửa tay đông cách..
Theo Brew vn ngày 06/ 02/ 2020)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về các từ virus Corona (nCoV) găm hàng trong đoạn trích trên
Câu 3 Nêu ý nghĩa của đoạn trích trên? | Câu 4. Em có đồng tình với câu nói: "Chống dịch như chống giặc" của người đứng đầu chính phủ trong đoạn trích không? Vì sao?
Những ngày đầu Xuân Canh Tý, dịch viêm đường hô hấp cấp do chúng mới virus Corona (nCoV) gây ra bất ngờ bùng phát gây ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong sự lo lắng của người dân, khẩu trang y tế và nước rửa tay trở thành những mặt hàng thiết yếu được mọi người ráo riết tìm mua như một cứu cánh" để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này. Chính tâm lý ấy đã gây ra hiện tượng khan hiếm các loại vật phẩm y tế như khẩu trang, nước rửa tay, thuốc sát trùng đây giá cả leo thang, gây bức xúc dư luận. Các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra và xử lý nhiều trường hợp cố tình "găm hàng" để bán với giá cao, thu lại bất chính, Trong bối cảnh ấy, việc làm tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa rất lớn của một cô bé, đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã khiến nhiều người cảm phục... Em Nguyễn Ngọc Trinh, học sinh lớp 4c1, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã quyết định ủng hộ toàn bộ số tiền em được mừng tuổi dịp Xuan Canh Tý 2020 để mua khấu trang và nước rửa tay phát cho người dân Thủ đô, Ngọc Trinh đã nhờ bác ruột của mình đưa tới trụ sở Thành đoàn Hà Nội để ủng hộ số tiền 3, 180,000 đồng, góp phần vào công tác phòng, chống dịch bệnh do chúng mới của virus Corona gây Trong bức thư gửi người đứng đầu Chính phủ, cô bé viết: "... Những ngày này, qua ti vi, đài báo nói về dịch Corona, chảu hết sức lo lắng khi phải nghỉ học ở nhà. Cháu luôn suy nghĩ và nhờ đến lời ông dặn mọi người hãy "Chống dịch như chống giặc" Vì vậy, cháu đem toàn bộ số tiền được lì xì ngày Tết vừa rồi là 3.180.000 đồng góp với Thành đoàn Hà Nội để mua khẩu trang và nước rửa tay phục vụ mọi người phòng chống dịch bệnh như lời ông đặn. | Cháu cũng sẽ xin tham gia cùng các anh chị Thành đoàn Hà Nội đi phát khau trang và nước rửa tay cho nhân dân trong những ngày sắp tới. Cháu cũng mong muốn có nhiều bạn và các anh chị đoàn viên thanh niên tham gia việc này để có thể phòng dịch một cách tốt nhất" Ngọc Trinh cũng cho biết: Khi trở lại lớp học, em sẽ cùng các bạn trong lớp làm Dự án Phòng chống dịch nCoV, trong đó chúng em sẽ cùng nhau hoàn thiện sơ đồ tư duy những hiểu biết về dịch nCoV đóng góp khẩu trang, nước rửa tay tặng các bạn thiếu nhi, đội viên, tuyên truyền tới các bạn đội viên về cách sử dụng khẩu trang và rửa tay đông cách..
Theo Brew vn ngày 06/ 02/ 2020)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về các từ virus Corona (nCoV) găm hàng trong đoạn trích trên
Câu 3 Nêu ý nghĩa của đoạn trích trên?
Câu 4. Em có đồng tình với câu nói: "Chống dịch như chống giặc" của người đứng đầu chính phủ trong đoạn trích không? Vì sao?
SỰ TÍCH CÂY LÚA •••Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mấy hạt. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Trong một lần dẫn các bông lúa vào sân, Nữ thần Lúa bị một cô gái phang chổi vào đầu, nên nàng giận dỗi. Từ đó, nhất định không cho lúa bò về, và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, người trần gian phải tự làm hết tất cả, và sự hờn dỗi lên đến đỉnh điểm là Nữ thần cấm bông lúa nảy nở. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng cơm mới ê hay còn gọi là cúng hồn Lúa. •••ĐỀ : Hãy viết bài văn nghị luận , phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc của truyện "Sự tích cây lúa " ( khoảng 30 dòng) | làm ơn hãy giúp mình một , mình xin cám ơn trước |
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn.
[...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là gì?
Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống?
Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người.
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện “Chyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ?