Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:
Trong lời mẹ hát
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“ Con gà cục tác lá chanh”.
…Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một lên cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
( Trương Nam Hương)
Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?( 1đ)
Giải nghĩa từ “ chòng chành” trong câu thơ “ Chòng chành nhịp võng ca dao” (1đ)
Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Thời gian chạy …nôn nao ( 1đ)
Trong đoạn thơ trên, tác giả Trương Nam Hương có nhắc đến hình ảnh cánh cò trong những câu ca dao. Bằng hiểu biết của mình, em hãy ghi lại 1 bài ca dao có hình ảnh con con cò em đã học hoặc đọc thêm.( 2đ)
Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về công ơn và tình cảm lớn lao của người mẹ dành cho những đứa con. ( 5đ)
Câu 5
Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên ***** nhé!
Câu 4
-Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Hoặc cũng có thể là bài Con cò của Chế Lan Viên nhé!
1. Phương thức biểu đạt biểu cảm.
2. Chòng chành: Từ chỉ trạng thái nghiêng qua nghiêng lại, không giữ được thăng bằng.
3. Biện pháp nhân hóa "thời gian chạy" diễn tả bước đi nhanh, vội vã của thời gian -> Quy luật thời gian trôi đi.