Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió~
a) Đoạn thơ trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ?
b) Chỉ ra các biện pháp NT đc sử dụng trong đoạn và tác dụng của nó
c) Nêu ND của đoạn trích
d) Viết đoạn văn cảm nhận về 1 hình ảnh thơ đặc sắc trong đoạn
a)Đoạn thơ trên trong bài thơ''Quê hương'' của Tế Hanh.
b)Nghệ thuật:
-So sánh:Con thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã=>nhằm cho thấy vẻ đẹp khỏe khoắn,khí thế dạt dào,hứng khởi của con thuyền.
:Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng=>cánh buồm vừa có hình,vừa có hồn,trở thành biểu tượng của làng chài thân thương.
c)Nội dung:tái hiện cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.
d) Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Bằng phép so sánh,cánh buồm vừa có hình,vừa có hồn,trở thành biểu tượng của làng chài thân thương,chứa đựng trong đó hồn thiêng quê hương,ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên.Cánh buồm là quê hương theo bước chân những người đi biển,nâng đỡ,động viên họ mạnh mẽ,vững tin trong hành trình lao động.Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa cánh buồm trắng căng gió biển khơi bbooxng trở nên đẹp đẽ,ấm áp vừa lớn lao,linh thiêng,vừa mơ mộng.hùng tráng.Phải có một tâm hồn nhạy cảm,tấm lòng yêu quê hương tha thiết,Tế Hanh mới cảm nhận được''mảnh hồn làng'' trên ''cánh buồm'' như thế.