Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lèng Mỹ Hạnh

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu..

Câu 1: Qua khổ thơ em hình dung gì về tài năng của ông đồ

Câu 2: Phân tích để thấy được thái độ của người đối với ông đồ

minh nguyet
13 tháng 5 2019 lúc 21:09

Câu 1: ông đồ có nét chữ đẹp, mềm mại như rồng múa phượng bay

Câu 2:

Tham khảo:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Ông đồ xuất hiện khi hoa đào nở, báo hiệu một năm mới đã về. “Mỗi năm… lại thấy”, cấu trúc câu như vậy cho ta thấy điều đó như môt quy luật, đã thành nếp. Tết đến, xuân về, ông đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ – những công cụ nghề nghiệp không thể thiếu được cho nghệ thuật viết thư pháp, cho chữ của ông vào những ngày Tết. Dường như, giữa phố đông người, ồn ào tấp nập vào những ngày đó, thiếu vắng bóng dáng ông đồ là thiếu đi cả không khí đặc biệt, trang trọng của ngày lễ linh thiêng này. Màu mực tàu, giấy đỏ của ông bên hè phố đông người như dấy lên cái không khí ấm cúng của những ngày Tết, mang lại nét hương vị cổ truyền độc đáo của dân tộc.

Ông đồ xuất hiện là tâm điểm của mọi sự chú ý. Mọi người thuê ông viết chữ, họ ngợi khen tài năng của ông : “Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay”. Chỉ với hai câu thơ thôi, nhà thơ đã bộc lộ rõ tài năng viết chữ của ông. Những nét chữ tinh tế, tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật viết thư pháp. Bốn câu thơ của khổ thơ thứ hai, ta thấy ông đồ được mọi người quý trọng bởi tài nãng tuyệt vời. Hai khổ thơ đầu nhà thơ tạc lên hình ảnh ông đồ trong những năm nho học còn thịnh hành. Chơi chữ ngày Tết còn là thú chơi tao nhã và phổ biến của nhân dân ta. Đấy là dấu hiệu của vẻ đẹp văn hoá một thời, là sự tôn vinh giá trị văn hoá cổ truyền.

Nhung dường như, tất cả chỉ là sự kể lại, miêu tả những điều đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc. Bởi ngay khổ thơ kế tiếp, đã là sự thay đổi đến chóng mặt. Thời gian lặp lại mà cuộc đời không hề lặp lại:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu ?

Giấy đỏ buồn không thắm ;

Mực đọng trong nghiên sầu….

Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ ba này như một chiếc bản lề xoay đổi thời thế. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” chỉ một câu thơ đơn giản thôi vậy mà trong nó có biết bao biến cố, sự kiện đã xảy ra và có những cái đã ra đi không bao giờ trở lại nữa. Từ “nhưng” đứng đầu, xác định một cách chắc nịch cuộc đời và thời thế đã thay đổi. Tất cả không còn như hai khổ thơ đầu tiên. Hai từ “mỗi” lặp lại trong một câu thơ năm chữ như không chỉ gõ nhịp cho bước suy tàn của thời gian mà còn gợi được cả cái không gian như vắng lặng, cô tịch. Câu hỏi vô định “Người thuê viết nay đâu ?” như một sự bất ngờ đến đau lòng của tác giả. Còn người thuê viết không đơn giản chỉ là còn trên đời một nghệ thuật viết chữ, được coi là nét đẹp truyền thống của dân tộc mà nó còn là câu chuyện tri âm, lòng ngưỡng mộ nhân tài. Hai câu thơ tiếp theo là biểu hiện sâu sắc nhất cho một câu chuyện đang bị người ta đẩy vào quên lãng, ghẻ lạnh :

Giấy đỏ buồn không thắm ;

Mực đọng trong nghiên sầu…

Hai câu thơ khiến người đọc lặng người. Động từ cảm giác “buồn” và “đọng” trong hai câu thơ này là những động từ chỉ trạng thái tĩnh lặng, không còn sức sống. “Giấy đỏ” và “nghiên mực” là những công cụ để ông đồ thể hiện nghệ thuật thư pháp của mình vào những ngày Tết. Nhưng khi còn duyên thì giấy thắm, mực đượm, hết duyên giấy mực đều tàn phai. Tâm trạng của con người đã lây lan sang mọi vật. Một chữ “buồn” đứng giữa câu thơ nó như kéo cả bài thơ xuống một tâm trạng không thể cất lên được. Các từ ngữ : vắng, buồn, đọng, không thắm, sầu khắc hoạ rất rõ sự tàn lụi, buồn bã của sự sống. Dấu ba chấm cuối khổ thơ như một nốt nhạc trầm lắng. Ông đồ bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đã chết, một phong tục bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời

Khanh Tay Mon
16 tháng 5 2019 lúc 16:28

Câu 1: ông đồ có nét chữ đẹp, mềm mại như rồng múa phượng bay

Câu 2:

Tham khảo:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”.

Ông đồ xuất hiện khi hoa đào nở, báo hiệu một năm mới đã về. “Mỗi năm… lại thấy”, cấu trúc câu như vậy cho ta thấy điều đó như môt quy luật, đã thành nếp. Tết đến, xuân về, ông đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ – những công cụ nghề nghiệp không thể thiếu được cho nghệ thuật viết thư pháp, cho chữ của ông vào những ngày Tết. Dường như, giữa phố đông người, ồn ào tấp nập vào những ngày đó, thiếu vắng bóng dáng ông đồ là thiếu đi cả không khí đặc biệt, trang trọng của ngày lễ linh thiêng này. Màu mực tàu, giấy đỏ của ông bên hè phố đông người như dấy lên cái không khí ấm cúng của những ngày Tết, mang lại nét hương vị cổ truyền độc đáo của dân tộc.

Ông đồ xuất hiện là tâm điểm của mọi sự chú ý. Mọi người thuê ông viết chữ, họ ngợi khen tài năng của ông : “Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay”. Chỉ với hai câu thơ thôi, nhà thơ đã bộc lộ rõ tài năng viết chữ của ông. Những nét chữ tinh tế, tài hoa, điêu luyện trong nghệ thuật viết thư pháp. Bốn câu thơ của khổ thơ thứ hai, ta thấy ông đồ được mọi người quý trọng bởi tài nãng tuyệt vời. Hai khổ thơ đầu nhà thơ tạc lên hình ảnh ông đồ trong những năm nho học còn thịnh hành. Chơi chữ ngày Tết còn là thú chơi tao nhã và phổ biến của nhân dân ta. Đấy là dấu hiệu của vẻ đẹp văn hoá một thời, là sự tôn vinh giá trị văn hoá cổ truyền.

Nhung dường như, tất cả chỉ là sự kể lại, miêu tả những điều đã xảy ra trong quá khứ của dân tộc. Bởi ngay khổ thơ kế tiếp, đã là sự thay đổi đến chóng mặt. Thời gian lặp lại mà cuộc đời không hề lặp lại:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu ?

Giấy đỏ buồn không thắm ;

Mực đọng trong nghiên sầu….

Câu thơ đầu tiên của khổ thơ thứ ba này như một chiếc bản lề xoay đổi thời thế. “Nhưng mỗi năm mỗi vắng” chỉ một câu thơ đơn giản thôi vậy mà trong nó có biết bao biến cố, sự kiện đã xảy ra và có những cái đã ra đi không bao giờ trở lại nữa. Từ “nhưng” đứng đầu, xác định một cách chắc nịch cuộc đời và thời thế đã thay đổi. Tất cả không còn như hai khổ thơ đầu tiên. Hai từ “mỗi” lặp lại trong một câu thơ năm chữ như không chỉ gõ nhịp cho bước suy tàn của thời gian mà còn gợi được cả cái không gian như vắng lặng, cô tịch. Câu hỏi vô định “Người thuê viết nay đâu ?” như một sự bất ngờ đến đau lòng của tác giả. Còn người thuê viết không đơn giản chỉ là còn trên đời một nghệ thuật viết chữ, được coi là nét đẹp truyền thống của dân tộc mà nó còn là câu chuyện tri âm, lòng ngưỡng mộ nhân tài. Hai câu thơ tiếp theo là biểu hiện sâu sắc nhất cho một câu chuyện đang bị người ta đẩy vào quên lãng, ghẻ lạnh :

Giấy đỏ buồn không thắm ;

Mực đọng trong nghiên sầu…

Hai câu thơ khiến người đọc lặng người. Động từ cảm giác “buồn” và “đọng” trong hai câu thơ này là những động từ chỉ trạng thái tĩnh lặng, không còn sức sống. “Giấy đỏ” và “nghiên mực” là những công cụ để ông đồ thể hiện nghệ thuật thư pháp của mình vào những ngày Tết. Nhưng khi còn duyên thì giấy thắm, mực đượm, hết duyên giấy mực đều tàn phai. Tâm trạng của con người đã lây lan sang mọi vật. Một chữ “buồn” đứng giữa câu thơ nó như kéo cả bài thơ xuống một tâm trạng không thể cất lên được. Các từ ngữ : vắng, buồn, đọng, không thắm, sầu khắc hoạ rất rõ sự tàn lụi, buồn bã của sự sống. Dấu ba chấm cuối khổ thơ như một nốt nhạc trầm lắng. Ông đồ bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đã chết, một phong tục bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời


Các câu hỏi tương tự
Huyền Anh Phạm
Xem chi tiết
Huyền Anh Phạm
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
Ngô Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Tú Quyên
Xem chi tiết
Park Ji Woo
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Kiên
Xem chi tiết
Pham Hoang Lich
Xem chi tiết
Phương Nguyên
Xem chi tiết