Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hiiiiiiiiii :3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm,

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu do thắm nặng sâu tình người.

(Trích Truyện cố nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Theo Thơ chọn với lời bình, tr.251, NXB Giáo dục, 2002)

a. Đoạn thơ gợi nhắc đến những truyện cổ dân gian nào?

b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đưoc sử dụng trong doạn thơ.

c. Qua đoạn thơ, những giá trị nào của truyện cổ dân gian Việt Nam được khẳng dinh?

d. Có ý kiến cho rằng truyện cổ ngày càng không cần thiết với giới trẻ hôm nay. Em có đồng ý diểm đó không? Vì sao? Viết doạn vän từ 3-5 câu trả lời câu hỏi trên.

Nguyễn Thị Hương
17 tháng 5 2020 lúc 14:09

a) Gợi nhắc đến những chuyện cổ dân gian sau:

- Sọ Dừa

- Tấm Cám

- Đẽo cày giữa đường

- Sự tích trầu cau

b)

- Phép tu từ so sánh: đời cha ông với đời tôi - con sông với chân trời đã xa.

- Tác dụng:

Nhờ việc sử dụng thành công phép tu từ so sánh trong đoạn trích "Truyện cổ nước mình" trên, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã làm cho sự xa lìa của đời cha ông với đời tôi trong tiềm thức mỗi con người như dậy lên sâu đậm, làm cho người đọc nhớ nhung những ngày xưa đã qua giờ chỉ còn giống "con sông" cùng "chân trời". Tuy vậy, tác giả cũng làm bật lên sự biết ơn của thế hệ con cháu đời sau được hưởng những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn ý nghĩa, giúp cho mình trở nên khôn ngoan, thông minh hơn, sau bao nhiêu năm trời rồi mà ý nghĩa câu chuyện sẽ chẳng bao giờ lung lạc sai trái. Từ đó, ta có thể thấy được lòng biết ơn của tác giả Mỹ Dạ và chúng ta, không quên tưởng nhớ, thương tiếc ông cha cùng thời gian đã đi vào quá khứ. Phải chăng, nhờ lòng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" sâu sắc đã khiến cho Mỹ Dạ có những vần thơ khéo léo, công phu hay đến vậy?

c) Qua đoạn thơ, những giá trị sâu sắc về mặt hình ảnh, bài học, tình người của truyện cổ dân gian Việt Nam được khẳng định.

d) Em không đồng ý với quan điểm truyện cổ ngày càng không cần thiết với giới trẻ hôm nay. Thứ nhất, em có thể thấy, mặc dù đã bao năm tháng trôi qua rồi mà ý nghĩa truyện vẫn đúng đắn không lung lạc, tỏ lên được nét đẹp về tính cách của một người "máu đỏ da vàng" chúng ta, phê phán được những hành động không theo lẽ phải mà giờ nay vẫn cứ đúng. Truyện Tấm Cám cho thấy đức tính "Ở hiền gặp lành": giờ nay, cũng chẳng phải ở hiền mới gặp lành hay sao? Đi đánh người, không có quả báo cũng lạ. Truyện "Đẽo cày giữa đường" phê phán hành động không theo lẽ phải của một anh chàng nào đó, cho chúng ta thấy cái giá phải trả khi không có ý kiến riêng của mình là như thế nào. Thứ hai, trẻ em ngày nay cần phải học những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, nếu không thì sẽ không biết nguồn cội của mình là chi, là thế nào: như vậy là không được rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chẳng nói dân tộc ta phải học nét đẹp ta đó sao? Qua những điều trên, em thấy rằng, truyện cổ là thứ rất cần thiết cho thế hệ trẻ hôm nay, quan điểm phản bác lại điều này là vô cùng sai trái.

Nguyễn Kim Khánh :3 tự làm đó bạn, thấy mk có tâm chưa 🤣

Nhữ Quang Anh
14 tháng 12 2021 lúc 16:32

a) Gợi nhắc đến những chuyện cổ dân gian sau:

- Sọ Dừa

- Tấm Cám

- Đẽo cày giữa đường

- Sự tích trầu cau


Các câu hỏi tương tự
Miyamoto Hanako
Xem chi tiết
trằn văn linh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Tâm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết
nguyen thi thanh ngan
Xem chi tiết
Sơn Lê
Xem chi tiết
Karata Kuro
Xem chi tiết