Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hàn Mộ Dii

Đoạn văn ngắn chứng minh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác.

*hạn: trước 14/10/2017.

Lê Dung
13 tháng 10 2017 lúc 12:58

O.hen-ri. Là nhà văn Mĩ sinh năm 1862 và mất năm 1910.Cha ông là thầy thuốc;mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba.Thuở nhỏ ông không được học hành nhiều,năm 15 tuổi đã phải thôi học, đến làm việc tại hiệu thuốc của chú ruột;sau đó còn làm nhiều nghề khác để kiếm ăn như:nhân viên kế toán,vẽ tranh,thủ quỹ ngân hàng.O.hen-ri Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và sáng tác rất nhiều.Có những năm số lượng truyện ngắn ông sáng tác lên đến con số rất cao:65 truyện (1904),50 truyện (1905)...Các truyện ngắn của ông lần lượt được in thành tập trong thời gian ông còn sống và sau khi ông đã qua đời.Có thể kể đến các tập:Bắp cải và vua chúa(1904) Bốn triệu (1906)Trung tâm miền Tây (1907),Tiếng nói thành phố (1908)...Truyện của ông phong phú, đa dạng về đề tài, nhưng phần lớn đều hướng đều hướng vào cuộc sống nghèo khổ,bất hạnh của người dân Mĩ.Một số truyện mang ý nghĩa phê phán rõ rệt.Về nghệ thuật,truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một cốt truyện dàn dựng chu đáo với tình tiết được sắp xếp thật khéo léo,lôi cuốn sự hứng thú của bạn đọc. Ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột,bất ngờ.Nhiều nhân vật của ông vừa rất thực mà cũng vừa rất mơ hồ,phảng phất như trong giấc mơ.Nhiều truyện của ông để lại cho độc giả nhiều ấn tương sâu sắc như:Căn gác xép,Tên cảnh sát và gã lang thang,Chiếc lá cuối cùng,Quà tặng của đạo sĩ...
“Chiếc lá cuối cùng” là một truyện ngắn hay của O.hen-ri.Chuyện được đặt vào bối cảnh một ngôi nhà ba tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ,trong một khu phố ở phía Tây công viên Oa-sin –tơn.Thời điểm sự việc xảy ra vào tháng mười một,khi gió lạng mùa đông tràn về.Hai hoạ sĩ nghèo là Xiu và Giôn-xy đến thuê chung một căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà.Cụ Bơ-men cũng là một hoạ sĩ nghèo sống ở tầng cuối cùng. Giôn-xy bị bệng sưng phổi.Phần vì bệnh nặng,phần vì không có tiền lo thuốc thang cô không thiết sống nữa ,mặc cho Xiu chăm sóc , động viên.Giôn-xy cứ nằm quay ra cửa sổ,nhìn những chiếc lá cứ rụng dần dần.Cứ mỗi lần một chiếc lá rụng thì sợi dây vô hình nối cô với trần thế cứ lơi dần,lơi dần.Và cô cứ nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô buông xuôi là khỏi cõi đời.Cụ Bơ-men nghe kể,rất bực mình vì trên đời này lại có người lại có niềm tin ngớ ngẩn muốn chết vì một dây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá. Và rồi ,một ngày mới lại về,Giôn-xy –con người ngớ ngẩn -lại ra lệnh kéo mành lên.Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, mặc cho mưa gió phũ phàng cả một đêm qua không hề dứt.Nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng còn dũng cảm đeo bám trên cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ Giôn-xy đã lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Đổi lại Cụ Bơ-men lại bị chết vì chứng sưng phổi.
Điều gì khiến cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy,vẫn đeo bám vào dây leo mảnh mai yếu đuối ấy mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì khiến cho Giôn-xy- cái con người tàn nhẫn có suy nghĩ quái gỡ kia lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Mới hôm qua đây thôi,Giôn-xy còn chẳng thiết gì ăn uống,chẳng thiết gì soi gương gương vậy mà điều gì khiến nàng nhận ra rằng muốn chết là một tội? Phải chăng có một phép màu?
Vâng! Đúng là có phép màu (Không phải là phép màu nhiệm trong những câu chuyện cổ tích mà chúng ta vẫn thường đọc,không phải là phép màu do một ông tiên ,một vị thần linh nào ban phát mà nó chính là phép màu nhiệm của tình yêu thương).Chính tình yêu thương,chính tình yêu thương của Cụ Bơ-men đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn mãi,vẫn tươi rói mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng.Chiếc lá ấy vẫn đeo bám lấy sự sống, để cho Giôn-xy thấy rằng cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao!Chiếc lá dũng cảm vượt lên trên số phận đã làm cho “con người quái ác” ấy nhận thấy rằng: mình đã quá yếu đuối,quá tệ bạc với cuộc đời.Nàng đã muốn ăn,muốn soi gương,và muốn vẽ vịnh Na-blơ.Chính chiếc lá ấy đã khiến cho người con gái tội nghiệp lấy lại niềm tin vào cuộc sống,ham sống.Chính chiếc lá khiến cho Giôn-xy “sống lại” những ham muốn của mình. “sống lại” những ước mơ mà mới cách đấy không lâu tưởng chừng như đã bị nghèo nàn,bệnh tật chôn vùi.

Trần Ngọc Bích
13 tháng 10 2017 lúc 14:44

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi

Hoàng Vân Anh
16 tháng 4 2018 lúc 21:20

Marcus Tulluis Ciero đã từng nói: " Cuộc sống của người đã chết nằm ở kí ức của người còn sống. Tình yêu thường trao đi trong đời giữa con người sống vượt qua tuổi thọ của mình.Bất cứ ai được trao tình yêu thương sẽ luôn luôn sống tiếp trong trái tim người khác." Đó chính là tình thưỡng giữa con người với con người- một chủ đề quen thuộc trong văn học trên thế giới. Một trong những số đó chính là tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Trong tác phẩm, O.Hen-ri đã phản ánh sâu sắc về tình yêu thương giữa những con người cùng khổ thông qua chiếc lá thường xuân được mệnh dang là một kiệt tác. Bởi nó được tạo nên từ bàn tay dày dặn kinh nghiệm của một họa sĩ già lây năm( cụ Bơ-men) nên chiếc lá giống như chiếc lá thật, ngay cả hai cố họa sĩ trẻ cũng không nhận ra."...gần cuống lá vẫn giữa màu xanh thẫm, nhưng rìa cành lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng...". hình ảnh chiếc lá cũng giống như tâm hồn của Giôn-xi khi cô tuyệt vọng,khi cô không còn luyến tiếc cuộc sống,cô cũng héo úa ủ rũ, sự sống trong cố dang mất dần đi. Thế nhưng "...chiếc lá vận dũng cảm bám chặt cành cây..." sự kiên cường của chiếc lá là nguồn sống để Giôn-xi yêu đời,lạc quan sống tiếp. Cô ao ước được sống, nhờ lí trí và nghị lực vươn lên cô đã chiến thắng bệnh tật. Không phải là chiếc lá được vẽ giống như thật hay chỉ vì con người ta có tài năng bẩm sinh về hội họa đã tiếp thêm tình yêu cuộc sống tha thiết mà đó là tình cảm ấm áp giữa con người với nhau như cụ Bơ-men và Giôn-xi mới tạo nên một kiệt tác, cụ coi cô như đứa con, đứa cháu gái nhỏ của mình. Chính tấm lòng nhân ái của cụ đã cảm hóa được Giôn- xi-từ một con người luôn mặc cảm, tự ti trở thành một cô gái biết yêu thương, quý trọng bản thân mình hơn. Trên thế gian này, mấy ai được như cụ bơ-men, cụ quên mình,bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, sẵn sàn hi sinh tính mạng của mình để vẽ chiếc lá thường xuân mong dành sự sống cho lớp trẻ. nhờ có tài năng hội họa, thấu ình đạt lí về tình người ấm áp, nhờ có sự hi sinh cao cả cụ đa xhoanf thành đước chiếc lá và man lại sự sống cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men đã ra đi, một linh hồn ra đi để lại một kiệt tác cho đời. Linh hồn đó sẽ bất diệt, lôn luôn nằm trong kí ức của cô họa sĩ trẻ Giôn-xi và trong trái tim bạn đọc bao thế hệ.

< Bài tự viết m.n csó thể tham khảo không nên chép giống>

Lê Dung
13 tháng 10 2017 lúc 12:57

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con ngưòi.


Các câu hỏi tương tự
Gia Hân Lê
Xem chi tiết
Long Bee
Xem chi tiết
Phương Dung
Xem chi tiết
Lê Văn Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
My Sunshine
Xem chi tiết
Tran Thuy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phương Dung
Xem chi tiết