1. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
- Khẳng định về việc xây dựng nhân vật là điều quan trọng trong tác phẩm:
+ Tác phẩm văn xuôi là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: cốt truyện, tình huống, nhân vật…
+ Nhân vật là “linh hồn” của tác phẩm -> xây dựng nhân vật là điều rất quan trọng. Có nhiều kiểu nhân vật khác nhau: có nhân vật thiên về hành động ( nhân vật cổ tích), có nhân vật thiên về diễn biến nội tâm.
+ Để xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đi theo mạch diễn biến nội tâm của nhân vật.
a. Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai trước khi nghe tin làng theo giặc (tóm lược ngắn gọn ý chính để thấy rõ sự thay đổi trong diễn biến ở phần sau)
- Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.
- Khoe làng:
+ Trước cách mạng: Ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng.
+ Sau cách mạng: Ông khoe về một àng Chợ Dầu cách mạng, làng Chợ Dầu chiến đấu.
- Nhớ làng:
- Ở nơi tản cư:
+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.
+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng -> kể để nguôi đi nỗi nhớ làng.
+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật…)
b. Tâm Trạng ông Hai khi nghe làng chợ Dầu theo giặc
* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:
- Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.
- Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:
+ Cổ nghẹn đắng.
+ Da mặt tê rân rân.
+ Giọng lạc hẳn đi.
+ Lặng đi như không thở được…
-> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.
* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:
- Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.
- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:
+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
+ Cho tương lai cả gia đình.
- Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.
+ Không dám nói chuyện với vợ.
+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.
+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.
* Ý nghĩa của đoạn diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc:
- Đây là đoạn nội dung quan trong trong tác phẩm, có ý nghĩa vừa khắc họa chân dung nhân vật, vừa mở ra những tình huống truyện tiếp theo.
- Đoạn văn miêu tả đã đẩy mạch truyện lên cao trào, thắt nút đòi hỏi phải mở ra một cách giải quyết vấn đề.
- Đặt trong tác phẩm ta càng thấy rõ tình yêu nước sâu sắc bao trùm lên tình yêu làng xóm của nhân vật nói riêng và của mỗi người dân Việt Nam nói chung.
- Đoạn văn cho ta thấy tài năng, ngòi bút tài hoa của Kim Lân trong việc khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật. (Sự hóa thân vào nhân vật rất tự nhiên, chân thực)
2. Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu được cải chính:
- Nhận được tin cải chính về làng, ông Hai như được sống lại, mọi đau khổ, tủi nhục như biến mất.
- Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch: “Tây nó đốt nhà tôi rồi… Đốt nhẵn!”.
+ Với người nông dân, ngôi nhà là cả cơ nghiệp của họ, suốt đời họ xây đắp, gìn giữ nó.
+ Vậy mà ông Hai không hề buồn tiếc về ngôi nhà của mình, vì nó là minh chứng hùng hồn khẳng định làng ông không theo giặc và trên hết, nó như sự “đóng góp” của gia đình ông với kháng chiến. Trong sự cháy rụi của nhà ông có sự hồi sinh của làng Chợ Dầu, cái làng anh dũng kháng chiến, có sự vẻ vang của gia đình ông. Trong niềm vui lớn lao ấy, sự mất mát kia chẳng thấm vào đâu.
=> Tấm lòng của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống xâm lược, họ sẵn sàng hi sinh tất cả vì đất nước.
- Ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:
+ Chạy khắp nới để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.
+ Phấn khởi mua quà về chia cho các con.
+ Định nuôi lợn để ăn mừng.
+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.
-> Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa nhaaph làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trọng danh dự này.