Bài 17 : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Kim Oanh

diễn biến cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

Golden Darkness
25 tháng 1 2017 lúc 10:46

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

Phạm Thu Thủy
26 tháng 1 2017 lúc 16:31
Diễn biến 1. Khởi nghĩa ở sông Hát Tháng Giêng năm Canh Tý (40CN), tất cả các tướng ở mọi vùng đều đã tiến quân về họp lại ở thành Phong Châu sông Bạch Hạc để khao thưởng các quân sĩ. Tháng 3 năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo quân dân đứng lên đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán. Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở sông Hát (tức sông Đáy, Phúc Thọ, Hà Tây). Tại đây, hai bà đã lập đàn thề.
Nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Địa điểm cách đê hữu sông Hồng 6km, gần chỗ cửa Hát tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn, Hai Bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên như sau: ''Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo Yên dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định, lòng dạ chó dê, hăm doạ 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận. Thiếp là cháu gái của Vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thú phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối'' Trước mặt quân sĩ và dân chúng, Trưng Trắc đã long trọng đọc bốn lời thề:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.
Tế xong, Hai Bà phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ. Riêng số các nữ tướng, nữ binh chia làm 2 đội, phong chức cho quân sĩ.

Trước khi xuất trận, có tùy tướng xin Trưng Trắc mặc tang phục để cử tang lễ Thi Sách, nhưng Trưng Trắc trả lời:
- Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tàn theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp để dân trông thấy thì phấn khích, và giặc trông thấy thì kinh hoàng. Quả nhiên, quân khởi nghĩa và dân chúng trông thấy nữ chủ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị mặc giáp bộ lộng lẫy trên bành voi thì mừng vui hò reo dậy đất. Từ cửa sông Hát, quân khởi nghĩa tiến đánh Mê Linh, Cổ Loa rồi rầm rập kéo thẳng về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thủ phủ Giao Chỉ mà bọn đô hộ nhà Hán đang chiếm đóng. Quân đi tới đâu như gió lướt tới đấy:
“ Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”

Đoàn quân thủy và bộ với những trang bị vũ khí giáo, lao, cung nỏ, rìu, búa... vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi sông Dâu đánh chiếm Luy Lâu. Đòn tấn công chiến lược của cuộc khởi nghĩa đánh ngay vào bọn đầu sỏ của chính quyền đô hộ. Cùng lúc đó, các đạo quân ở các địa phương hưởng ứng cùng kéo đến. Đó là đạo quân của bà Thánh Thiên ở phía bắc, bà Nguyệt Thai Nguyệt Độ, tướng Nguyễn Tam Chinh, nàng Tía ở phía nam, bà Thiều Hoa ở phía tây, rồi nữ tướng Lê Chân ở An Biên, Hải Phòng... cùng vây kín tòa thành và ào lên tấn công. Trong phút chốc, dinh lũy thống trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với dân tộc Việt hơn 200 năm đã đổ sụp tan tành. ''máu chảy thành ao, xương tụ thành gò'', xác giặc chồng chất làm cho ''dựng sông nghẽn chảy'', Tô Định bị đao chém sát thương. Cuối cùng thì Tô Định cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc), chịu tội với triều đình nhà Hán. Chẳng bao lâu, trong toàn quận Giao Chỉ, nghĩa quân tổng công kích, thu phục được 65 thành.
Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở địa phương đã hòa nhập với nhau thành một phong trào nổi dậy rộng lớn, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Nam Việt và Âu Lạc cũ. Đây là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, về quyền sống cách riêng của người Việt. Trưng Trắc được tôn vinh làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh:

Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”


(Đại Nam quốc sử diễn ca)
2. Vương triều họ Trưng Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Bà Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình. Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn- võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động). Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ. Sau đó, bà Trưng Trắc đời đô về Hạ Lôi, định trị sở việc nước chính thức là ''hành cung'' xứ đầu voi. Nay là đền Hai Bà. Đất ấy đời Hán là làng Kỳ Hợp huyện Chu Diên. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trưng Vương đã dựa vào dân và khôi phục lại sự nghiệp xưa của vua Hùng, vua Thục sau hơn 200 năm mất nước. Sau khi các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thâm độc thi hành chính sách đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn trở thành quận huyện của họ. Từ đó chính trị ổn định, việc nước trong sáng êm đềm, lòng dân theo phục. 3. Cuộc kháng chiến chống Mã Viện năm 42 Năm 41.CN, vua Hán Quang Vũ được tin triều đình Lĩnh Nam đã được xác lập, do Bà Trưng Trắc làm tôn quân, nên tức tốc hạ lệnh cho các quận, châu, huyện sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, mở đường thông các núi khe, chứa thóc lương để dự phòng cho cuộc xâm lăng sắp tới Ngay sau đó, Hán Quang Vũ lại sai Tô Định dẫn 5 vạn quân đi trước trở lại Giao Chỉ. Mã Viện cử làm Phục Ba tướng quân, cho tổng chỉ huy cùng với phó tướng là Phù Lạc Hầu Lưu Long, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân đem 30 vạn quân tiến vào nước ta để đánh Trưng Vương. Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quang - Cuộc Chiến ở thành Lạng Sơn Được tin bái về, ở thành Hạ Lôi, Trưng Trắc cử Trưng Nhị và hai đại tướng đem quân lên đánh chặn giặc, giết chết được Tô Định ngay từ trận đầu giao chiến. Thấy tình thế thất lợi, sau khi qua ải Ngọc Quan, Mã Viện và Lưu Long dẫn quân đến thành Lạng Sơn lập doanh luỹ cố thủ thanh thế rất to. Để chặn đánh quân địch từ ngoài biên ải, Trưng Trắc dẫn toàn bộ đại quân lên thành Lạng Sơn cự chiến Mã Viện là viên tướng già (lúc này Viện đã ngoài 70 tuổi) giảo quyệt, biết trưng Trắc đã đem hết quân đội lên đánh thành Lạng Sơn nên ra lệnh cho quân sĩ cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian tiếp chiến, khiến đại quân của Hai Bà Trưng gặp bất lợi. Mã Viện chơ Lưu Lang coi giữ 25 vạn quân ở lại cố thủ thành Lạng Sơn, cầm chân quân đội của Hai Bà Trưng dưới thành, bố phòng ở những nơi hiểm trọng, không chịu ra đánh. Đại quân của Hai Bà do vậy phải kìm lại vây thành. - Âm mua của Mã Viện Trong khi tình thế chiến trận kéo dài im ắng, thì Mã Viện dẫn 5 vạn quân bí mật xuất phát, không kể ngày đêm, cướp đường mà đi, cấp tốc chỉ trong 5 ngày sau đã đến khu Thanh Trước, dựa vào địa hình nụ; mà đồn binh, tích trữ lương thảo. Rồi Mã Viện trước hết tấn công kho quân lương ở Nội Phật do bà Thánh Mẫu Dưỡng quản lĩnh, đánh tan cơ sở hậu cần của quân đội Hai Bà. Sau đó Mã Viện tấn công thành Cự Triền. Cự Triền là một thành lớn do Bà Trưng Nhị tổ chức xây đắp để phòng thủ ở mặt tây bắc cho đô thành Mê Linh. Ở mặt trận này tuy quân đội của Bà Trưng đã tiến lên Lạng Sơn, nhưng do thành được xây đắp kiên cố nên Mã Viện không dễ dàng hạ nổi. Địa hình lại hoàn toàn bất lợi cho quân Hán, vì thành được xây đắp trên gò Dền giữa cánh đồng Dền, bốn bề đồng không nước ngập, địa hình trở nên phức tạp. Để lấy điểm tựa tập kết quân sĩ tấn công thành Dền, Mã Viện đã phải hấp tấp đưa vào địa thế sẵn có của một quả gò nhỏ, gọi là gò Viên đắp trong một đêm phải xong. Một trận chiến quyết liệt đã diễn ra, cuối cùng thì thành Dền cũng bị hạ. Sau khi hạ thành Cự Triền, Mã Viện không mấy khó khăn khi tiến về đánh thành Hạ Lôi. Sau đó, Mã Viện lại kéo quân lên thành Lạng Sơn, trong đánh ra, ngoài hợp chiến cùng tiến đánh Hai Bà Trưng từ hai phía. - Trận chiến ở Lãng Bạc Sau khi bị tổn thất ở thành Lạng Sơn, lại bị quân Hán bức bách ở mặt trận phía trước và phía sau, nên Bà Trưng rút quân trở về. Đội quân hai bên gặp nhau ở Lãng Bạc, địa điểm ở vùng 2 huyện Tiên Du & Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Một trận quyết chiến đã xảy ra. Sử ''Toàn thư" chép: ''Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui về giữ Cấm Khê'' - Cuộc cố thủ cấm Khê Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Trong Vương biết là thành Cự Triện và kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê thủ hiểm, tính kế lâu dài. Ở cấm Khê, quân Hai Bà bị vây hãm mấy tháng liền. Phía trước không còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện lại biết thành trì lăng mộ ở nhà (Hạ Lôi) đã bị Mã Viện phá hết, nhưng không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây. Biết rằng cơ nghiệp do chị em gây dựng bấy nay sẽ không còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định với mình rằng: Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chau đã bị trói tay bắt sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục? Thế là Bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận, quân - thần - tướng - tá đều bị vây, bị giết ở Cấm Khê. Số còn lại trở về nơi doanh địa cũ rồi lần lượt bị Mã Viện đánh bại
Ở trận chiến đấu cuối cùng này, không chịu để sa vào tay giặc, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn để bảo toàn khí tiết (tháng 5 năm 43). Sự nghiệp anh hùng cứu nước của họ Trưng đến đây là kết thúc, đất nước ta một lần nữa lại mất quyền độc lập.
Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:40
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40CN) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên. Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà. Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN

- 39 CN).

Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:40
Năm 34, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định, thi hành chính sách hà khắc của nhà Đông Hán với dân tộc Việt. Chúng tiến hành áp đặt các thứ thuế để vơ vét sản vật của con dân và chèn ép các lạc tướng địa phương. Đây chính là nguyên nhân thôi thúc Trưng Trắc-Thi Sách đồng lòng tụ nghĩa nổi dậy chống lại nhà Đông Hán. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ra sức chiêu binh mộ nghĩa, lập căn cứ ở Mê Linh. Các thủ lĩnh ở khắp nơi đều hướng về đại nghĩa. Hàng nghìn người đã được tập hợp, chuẩn bị lực lượng, hướng về Mê Linh, chờ ngày nổi dậy.

- Nhưng trước ngày cuộc khởi nghĩa diễn ra thì Thi Sách là chồng Trưng Trắc ở Chu Diên đã bị thái thú Tô Định giết hại. Tô Định mưu tính ám hại được Thi Sách thì sẽ triệt hạ lực lượng của Mê Linh, không còn ý chí nổi dậy. Song, như lửa đổ thêm dầu, hành động hèn hạ của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng. - Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, dựng nền độc lập non sông.
Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:41
Tháng Giêng năm Canh Tý (40CN), tất cả các tướng ở mọi vùng đều đã tiến quân về họp lại ở thành Phong Châu sông Bạch Hạc để khao thưởng các quân sĩ. Tháng 3 năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo quân dân đứng lên đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán. Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở sông Hát (tức sông Đáy, Phúc Thọ, Hà Tây). Tại đây, hai bà đã lập đàn thề.
Nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Địa điểm cách đê hữu sông Hồng 6km, gần chỗ cửa Hát tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn, Hai Bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên như sau: ''Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo Yên dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định, lòng dạ chó dê, hăm doạ 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận. Thiếp là cháu gái của Vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thú phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối'' Trước mặt quân sĩ và dân chúng, Trưng Trắc đã long trọng đọc bốn lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”. Tế xong, Hai Bà phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ. Riêng số các nữ tướng, nữ binh chia làm 2 đội, phong chức cho quân sĩ.

Trước khi xuất trận, có tùy tướng xin Trưng Trắc mặc tang phục để cử tang lễ Thi Sách, nhưng Trưng Trắc trả lời:
- Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tàn theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp để dân trông thấy thì phấn khích, và giặc trông thấy thì kinh hoàng. Quả nhiên, quân khởi nghĩa và dân chúng trông thấy nữ chủ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị mặc giáp bộ lộng lẫy trên bành voi thì mừng vui hò reo dậy đất. Từ cửa sông Hát, quân khởi nghĩa tiến đánh Mê Linh, Cổ Loa rồi rầm rập kéo thẳng về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thủ phủ Giao Chỉ mà bọn đô hộ nhà Hán đang chiếm đóng. Quân đi tới đâu như gió lướt tới đấy:
“ Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”
Đoàn quân thủy và bộ với những trang bị vũ khí giáo, lao, cung nỏ, rìu, búa... vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi sông Dâu đánh chiếm Luy Lâu. Đòn tấn công chiến lược của cuộc khởi nghĩa đánh ngay vào bọn đầu sỏ của chính quyền đô hộ. Cùng lúc đó, các đạo quân ở các địa phương hưởng ứng cùng kéo đến. Đó là đạo quân của bà Thánh Thiên ở phía bắc, bà Nguyệt Thai Nguyệt Độ, tướng Nguyễn Tam Chinh, nàng Tía ở phía nam, bà Thiều Hoa ở phía tây, rồi nữ tướng Lê Chân ở An Biên, Hải Phòng... cùng vây kín tòa thành và ào lên tấn công. Trong phút chốc, dinh lũy thống trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với dân tộc Việt hơn 200 năm đã đổ sụp tan tành. ''máu chảy thành ao, xương tụ thành gò'', xác giặc chồng chất làm cho ''dựng sông nghẽn chảy'', Tô Định bị đao chém sát thương. Cuối cùng thì Tô Định cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc), chịu tội với triều đình nhà Hán. Chẳng bao lâu, trong toàn quận Giao Chỉ, nghĩa quân tổng công kích, thu phục được 65 thành.
Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở địa phương đã hòa nhập với nhau thành một phong trào nổi dậy rộng lớn, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Nam Việt và Âu Lạc cũ. Đây là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, về quyền sống cách riêng của người Việt. Trưng Trắc được tôn vinh làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh:

“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”

(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:42
Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Bà Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình. Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn- võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động). Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ. Sau đó, bà Trưng Trắc đời đô về Hạ Lôi, định trị sở việc nước chính thức là ''hành cung'' xứ đầu voi. Nay là đền Hai Bà. Đất ấy đời Hán là làng Kỳ Hợp huyện Chu Diên. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trưng Vương đã dựa vào dân và khôi phục lại sự nghiệp xưa của vua Hùng, vua Thục sau hơn 200 năm mất nước. Sau khi các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thâm độc thi hành chính sách đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn trở thành quận huyện của họ. Từ đó chính trị ổn định, việc nước trong sáng êm đềm, lòng dân theo phục.
Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:42
Năm 41.CN, vua Hán Quang Vũ được tin triều đình Lĩnh Nam đã được xác lập, do Bà Trưng Trắc làm tôn quân, nên tức tốc hạ lệnh cho các quận, châu, huyện sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, mở đường thông các núi khe, chứa thóc lương để dự phòng cho cuộc xâm lăng sắp tới Ngay sau đó, Hán Quang Vũ lại sai Tô Định dẫn 5 vạn quân đi trước trở lại Giao Chỉ. Mã Viện cử làm Phục Ba tướng quân, cho tổng chỉ huy cùng với phó tướng là Phù Lạc Hầu Lưu Long, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân đem 30 vạn quân tiến vào nước ta để đánh Trưng Vương. Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quang - Cuộc Chiến ở thành Lạng Sơn Được tin bái về, ở thành Hạ Lôi, Trưng Trắc cử Trưng Nhị và hai đại tướng đem quân lên đánh chặn giặc, giết chết được Tô Định ngay từ trận đầu giao chiến. Thấy tình thế thất lợi, sau khi qua ải Ngọc Quan, Mã Viện và Lưu Long dẫn quân đến thành Lạng Sơn lập doanh luỹ cố thủ thanh thế rất to. Để chặn đánh quân địch từ ngoài biên ải, Trưng Trắc dẫn toàn bộ đại quân lên thành Lạng Sơn cự chiến Mã Viện là viên tướng già (lúc này Viện đã ngoài 70 tuổi) giảo quyệt, biết trưng Trắc đã đem hết quân đội lên đánh thành Lạng Sơn nên ra lệnh cho quân sĩ cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian tiếp chiến, khiến đại quân của Hai Bà Trưng gặp bất lợi. Mã Viện chơ Lưu Lang coi giữ 25 vạn quân ở lại cố thủ thành Lạng Sơn, cầm chân quân đội của Hai Bà Trưng dưới thành, bố phòng ở những nơi hiểm trọng, không chịu ra đánh. Đại quân của Hai Bà do vậy phải kìm lại vây thành. - Âm mua của Mã Viện Trong khi tình thế chiến trận kéo dài im ắng, thì Mã Viện dẫn 5 vạn quân bí mật xuất phát, không kể ngày đêm, cướp đường mà đi, cấp tốc chỉ trong 5 ngày sau đã đến khu Thanh Trước, dựa vào địa hình nụ; mà đồn binh, tích trữ lương thảo. Rồi Mã Viện trước hết tấn công kho quân lương ở Nội Phật do bà Thánh Mẫu Dưỡng quản lĩnh, đánh tan cơ sở hậu cần của quân đội Hai Bà. Sau đó Mã Viện tấn công thành Cự Triền. Cự Triền là một thành lớn do Bà Trưng Nhị tổ chức xây đắp để phòng thủ ở mặt tây bắc cho đô thành Mê Linh. Ở mặt trận này tuy quân đội của Bà Trưng đã tiến lên Lạng Sơn, nhưng do thành được xây đắp kiên cố nên Mã Viện không dễ dàng hạ nổi. Địa hình lại hoàn toàn bất lợi cho quân Hán, vì thành được xây đắp trên gò Dền giữa cánh đồng Dền, bốn bề đồng không nước ngập, địa hình trở nên phức tạp. Để lấy điểm tựa tập kết quân sĩ tấn công thành Dền, Mã Viện đã phải hấp tấp đưa vào địa thế sẵn có của một quả gò nhỏ, gọi là gò Viên đắp trong một đêm phải xong. Một trận chiến quyết liệt đã diễn ra, cuối cùng thì thành Dền cũng bị hạ. Sau khi hạ thành Cự Triền, Mã Viện không mấy khó khăn khi tiến về đánh thành Hạ Lôi. Sau đó, Mã Viện lại kéo quân lên thành Lạng Sơn, trong đánh ra, ngoài hợp chiến cùng tiến đánh Hai Bà Trưng từ hai phía. - Trận chiến ở Lãng Bạc Sau khi bị tổn thất ở thành Lạng Sơn, lại bị quân Hán bức bách ở mặt trận phía trước và phía sau, nên Bà Trưng rút quân trở về. Đội quân hai bên gặp nhau ở Lãng Bạc, địa điểm ở vùng 2 huyện Tiên Du & Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Một trận quyết chiến đã xảy ra. Sử ''Toàn thư" chép: ''Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui về giữ Cấm Khê'' - Cuộc cố thủ cấm Khê Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Trong Vương biết là thành Cự Triện và kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê thủ hiểm, tính kế lâu dài. Ở cấm Khê, quân Hai Bà bị vây hãm mấy tháng liền. Phía trước không còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện lại biết thành trì lăng mộ ở nhà (Hạ Lôi) đã bị Mã Viện phá hết, nhưng không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây. Biết rằng cơ nghiệp do chị em gây dựng bấy nay sẽ không còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định với mình rằng: Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chau đã bị trói tay bắt sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục? Thế là Bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận, quân - thần - tướng - tá đều bị vây, bị giết ở Cấm Khê. Số còn lại trở về nơi doanh địa cũ rồi lần lượt bị Mã Viện đánh bại
Ở trận chiến đấu cuối cùng này, không chịu để sa vào tay giặc, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn để bảo toàn khí tiết (tháng 5 năm 43). Sự nghiệp anh hùng cứu nước của họ Trưng đến đây là kết thúc, đất nước ta một lần nữa lại mất quyền độc lập.
Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:42
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã biểu thị tinh thần bất khuất của dân tộc ta, biểu thị tinh thần yêu nước dũng cảm, trí thông minh sáng tạo khả năng to lớn đặc biệt của người phụ nữ Việt Nam. Thời đế chế nhà Hán, tư tưởng trọng nam khinh nữ ngự trị, nhưng ở Nam Việt Âu Lạc, phong trào nổi dậy đánh đuổi ngoại xâm rồi suy tôn người đứng đầu là Trưng Trắc - nữ tướng lên làm nguyên thủ quốc gia, đứng đầu đất nước. Đó là sự khẳng định riêng biệt về văn hóa, nếp sống, tư duy của dân tộc Việt. Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng, một đội ngũ đông đảo phụ nữ Việt Nam tham gia phong trào kháng chiến chống Hán được suy tôn làm thần để thờ phụng ở hơn 200 đền, đình khắp 4 tỉnh lớn đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Bắc Ninh ngày nay... với những tên tuổi như mẹ Nam Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn, Đào Kỳ, Lê Thị Hoa, Lê Chân, Thánh Thiên Thiều Hoa, Xuân Nương, Liễu Giáp, Việt Huy, Ả Tắc, Ả Nã, Nàng Đê... góp phần tạo dựng truyền thống anh hùng bất khuất cho giới mình và cho dân tộc mình, sắc thái bình quyền nam nữ in đậm nét trong văn hóa dân tộc, tô đậm cho tinh thần dân tộc Việt và người phụ nữ Việt Nam.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử thế giới. Đây là cái mốc bản lề khảng định những giá trị vĩnh viễn của thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương và định hướng cho tương lai phát triển của đất nước. 18.10.2013

Nguyễn Đinh Huyền Mai
12 tháng 2 2017 lúc 20:43
1. Bối cảnh lịch sử: - Năm 34, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định, thi hành chính sách hà khắc của nhà Đông Hán với dân tộc Việt. Chúng tiến hành áp đặt các thứ thuế để vơ vét sản vật của con dân và chèn ép các lạc tướng địa phương. Đây chính là nguyên nhân thôi thúc Trưng Trắc-Thi Sách đồng lòng tụ nghĩa nổi dậy chống lại nhà Đông Hán. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ra sức chiêu binh mộ nghĩa, lập căn cứ ở Mê Linh. Các thủ lĩnh ở khắp nơi đều hướng về đại nghĩa. Hàng nghìn người đã được tập hợp, chuẩn bị lực lượng, hướng về Mê Linh, chờ ngày nổi dậy.

- Nhưng trước ngày cuộc khởi nghĩa diễn ra thì Thi Sách là chồng Trưng Trắc ở Chu Diên đã bị thái thú Tô Định giết hại. Tô Định mưu tính ám hại được Thi Sách thì sẽ triệt hạ lực lượng của Mê Linh, không còn ý chí nổi dậy. Song, như lửa đổ thêm dầu, hành động hèn hạ của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng. - Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, dựng nền độc lập non sông.


II. Diễn biến 1. Khởi nghĩa ở sông Hát Tháng Giêng năm Canh Tý (40CN), tất cả các tướng ở mọi vùng đều đã tiến quân về họp lại ở thành Phong Châu sông Bạch Hạc để khao thưởng các quân sĩ. Tháng 3 năm Canh Tý (40) bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo quân dân đứng lên đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán. Hai bà dựng cờ khởi nghĩa ở sông Hát (tức sông Đáy, Phúc Thọ, Hà Tây). Tại đây, hai bà đã lập đàn thề.
Nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Địa điểm cách đê hữu sông Hồng 6km, gần chỗ cửa Hát tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn, Hai Bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên như sau: ''Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo Yên dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định, lòng dạ chó dê, hăm doạ 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận. Thiếp là cháu gái của Vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thú phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối'' Trước mặt quân sĩ và dân chúng, Trưng Trắc đã long trọng đọc bốn lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”. Tế xong, Hai Bà phân chia các đạo quân, tổ chức quân ngũ. Riêng số các nữ tướng, nữ binh chia làm 2 đội, phong chức cho quân sĩ.

Trước khi xuất trận, có tùy tướng xin Trưng Trắc mặc tang phục để cử tang lễ Thi Sách, nhưng Trưng Trắc trả lời:
- Việc chiến trận phải quyền biến. Nếu tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tàn theo. Ta sẽ mặc giáp phục đẹp để dân trông thấy thì phấn khích, và giặc trông thấy thì kinh hoàng. Quả nhiên, quân khởi nghĩa và dân chúng trông thấy nữ chủ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị mặc giáp bộ lộng lẫy trên bành voi thì mừng vui hò reo dậy đất. Từ cửa sông Hát, quân khởi nghĩa tiến đánh Mê Linh, Cổ Loa rồi rầm rập kéo thẳng về Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thủ phủ Giao Chỉ mà bọn đô hộ nhà Hán đang chiếm đóng. Quân đi tới đâu như gió lướt tới đấy:
“ Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”
Đoàn quân thủy và bộ với những trang bị vũ khí giáo, lao, cung nỏ, rìu, búa... vượt sông Hoàng, sông Đuống, xuôi sông Dâu đánh chiếm Luy Lâu. Đòn tấn công chiến lược của cuộc khởi nghĩa đánh ngay vào bọn đầu sỏ của chính quyền đô hộ. Cùng lúc đó, các đạo quân ở các địa phương hưởng ứng cùng kéo đến. Đó là đạo quân của bà Thánh Thiên ở phía bắc, bà Nguyệt Thai Nguyệt Độ, tướng Nguyễn Tam Chinh, nàng Tía ở phía nam, bà Thiều Hoa ở phía tây, rồi nữ tướng Lê Chân ở An Biên, Hải Phòng... cùng vây kín tòa thành và ào lên tấn công. Trong phút chốc, dinh lũy thống trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc đối với dân tộc Việt hơn 200 năm đã đổ sụp tan tành. ''máu chảy thành ao, xương tụ thành gò'', xác giặc chồng chất làm cho ''dựng sông nghẽn chảy'', Tô Định bị đao chém sát thương. Cuối cùng thì Tô Định cắt tóc, cạo râu lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc), chịu tội với triều đình nhà Hán. Chẳng bao lâu, trong toàn quận Giao Chỉ, nghĩa quân tổng công kích, thu phục được 65 thành.
Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, các cuộc khởi nghĩa ở địa phương đã hòa nhập với nhau thành một phong trào nổi dậy rộng lớn, bao gồm toàn bộ lãnh thổ Nam Việt và Âu Lạc cũ. Đây là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, về quyền sống cách riêng của người Việt. Trưng Trắc được tôn vinh làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh:

“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”

(Đại Nam quốc sử diễn ca)

2. Vương triều họ Trưng Đất nước giải phóng, Hai Bà thu quân về thành Phong Châu. Bà Trưng Trắc lên ngôi Vương, đứng đầu bộ máy nhà nước độc lập tự chủ. Tiến hành phong thưởng thứ bậc công thần cho các tướng sĩ. Cắt cử một số tướng sĩ trở về nơi căn cứ cũ của mình xây dựng doanh điện phòng vệ làm hậu cứ cho triều đình. Ở trung ương, xây dựng bộ máy nhà nước vương triều gồm có 2 ban ''văn- võ''. Tất cả đều có chữ ''tiết ché' (nghĩa là ''chỉ huyết), đặt quan chia chức đảm nhận công việc Nhà nước. Lại xây dựng 1 ''Sở hành cung'' ở xứ đầu voi làng Hạ Lôi làm nơi ''Sở thiết triều'' (nơi bàn việc nước lưu động). Phía sau xây thành bảo vệ, đời sau gọi là ''thành ống''. Đồng thời bà Trưng Nhị dựng hai luỹ ở Cư An, đắp thành Đền, tất cả đều nằm ở phía Tây Bắc ''hành cung'' Hạ Lôi trưng sự bố phòng bảo vệ. Sau đó, bà Trưng Trắc đời đô về Hạ Lôi, định trị sở việc nước chính thức là ''hành cung'' xứ đầu voi. Nay là đền Hai Bà. Đất ấy đời Hán là làng Kỳ Hợp huyện Chu Diên. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Trưng Vương đã dựa vào dân và khôi phục lại sự nghiệp xưa của vua Hùng, vua Thục sau hơn 200 năm mất nước. Sau khi các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thâm độc thi hành chính sách đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn trở thành quận huyện của họ. Từ đó chính trị ổn định, việc nước trong sáng êm đềm, lòng dân theo phục. 3. Cuộc kháng chiến chống Mã Viện năm 42 Năm 41.CN, vua Hán Quang Vũ được tin triều đình Lĩnh Nam đã được xác lập, do Bà Trưng Trắc làm tôn quân, nên tức tốc hạ lệnh cho các quận, châu, huyện sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, mở đường thông các núi khe, chứa thóc lương để dự phòng cho cuộc xâm lăng sắp tới Ngay sau đó, Hán Quang Vũ lại sai Tô Định dẫn 5 vạn quân đi trước trở lại Giao Chỉ. Mã Viện cử làm Phục Ba tướng quân, cho tổng chỉ huy cùng với phó tướng là Phù Lạc Hầu Lưu Long, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân đem 30 vạn quân tiến vào nước ta để đánh Trưng Vương. Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quang - Cuộc Chiến ở thành Lạng Sơn Được tin bái về, ở thành Hạ Lôi, Trưng Trắc cử Trưng Nhị và hai đại tướng đem quân lên đánh chặn giặc, giết chết được Tô Định ngay từ trận đầu giao chiến. Thấy tình thế thất lợi, sau khi qua ải Ngọc Quan, Mã Viện và Lưu Long dẫn quân đến thành Lạng Sơn lập doanh luỹ cố thủ thanh thế rất to. Để chặn đánh quân địch từ ngoài biên ải, Trưng Trắc dẫn toàn bộ đại quân lên thành Lạng Sơn cự chiến Mã Viện là viên tướng già (lúc này Viện đã ngoài 70 tuổi) giảo quyệt, biết trưng Trắc đã đem hết quân đội lên đánh thành Lạng Sơn nên ra lệnh cho quân sĩ cố ý trì hoãn, kéo dài thời gian tiếp chiến, khiến đại quân của Hai Bà Trưng gặp bất lợi. Mã Viện chơ Lưu Lang coi giữ 25 vạn quân ở lại cố thủ thành Lạng Sơn, cầm chân quân đội của Hai Bà Trưng dưới thành, bố phòng ở những nơi hiểm trọng, không chịu ra đánh. Đại quân của Hai Bà do vậy phải kìm lại vây thành. - Âm mua của Mã Viện Trong khi tình thế chiến trận kéo dài im ắng, thì Mã Viện dẫn 5 vạn quân bí mật xuất phát, không kể ngày đêm, cướp đường mà đi, cấp tốc chỉ trong 5 ngày sau đã đến khu Thanh Trước, dựa vào địa hình nụ; mà đồn binh, tích trữ lương thảo. Rồi Mã Viện trước hết tấn công kho quân lương ở Nội Phật do bà Thánh Mẫu Dưỡng quản lĩnh, đánh tan cơ sở hậu cần của quân đội Hai Bà. Sau đó Mã Viện tấn công thành Cự Triền. Cự Triền là một thành lớn do Bà Trưng Nhị tổ chức xây đắp để phòng thủ ở mặt tây bắc cho đô thành Mê Linh. Ở mặt trận này tuy quân đội của Bà Trưng đã tiến lên Lạng Sơn, nhưng do thành được xây đắp kiên cố nên Mã Viện không dễ dàng hạ nổi. Địa hình lại hoàn toàn bất lợi cho quân Hán, vì thành được xây đắp trên gò Dền giữa cánh đồng Dền, bốn bề đồng không nước ngập, địa hình trở nên phức tạp. Để lấy điểm tựa tập kết quân sĩ tấn công thành Dền, Mã Viện đã phải hấp tấp đưa vào địa thế sẵn có của một quả gò nhỏ, gọi là gò Viên đắp trong một đêm phải xong. Một trận chiến quyết liệt đã diễn ra, cuối cùng thì thành Dền cũng bị hạ. Sau khi hạ thành Cự Triền, Mã Viện không mấy khó khăn khi tiến về đánh thành Hạ Lôi. Sau đó, Mã Viện lại kéo quân lên thành Lạng Sơn, trong đánh ra, ngoài hợp chiến cùng tiến đánh Hai Bà Trưng từ hai phía. - Trận chiến ở Lãng Bạc Sau khi bị tổn thất ở thành Lạng Sơn, lại bị quân Hán bức bách ở mặt trận phía trước và phía sau, nên Bà Trưng rút quân trở về. Đội quân hai bên gặp nhau ở Lãng Bạc, địa điểm ở vùng 2 huyện Tiên Du & Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Một trận quyết chiến đã xảy ra. Sử ''Toàn thư" chép: ''Vua thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui về giữ Cấm Khê'' - Cuộc cố thủ cấm Khê Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Trong Vương biết là thành Cự Triện và kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê thủ hiểm, tính kế lâu dài. Ở cấm Khê, quân Hai Bà bị vây hãm mấy tháng liền. Phía trước không còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện lại biết thành trì lăng mộ ở nhà (Hạ Lôi) đã bị Mã Viện phá hết, nhưng không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây. Biết rằng cơ nghiệp do chị em gây dựng bấy nay sẽ không còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định với mình rằng: Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chau đã bị trói tay bắt sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục? Thế là Bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận, quân - thần - tướng - tá đều bị vây, bị giết ở Cấm Khê. Số còn lại trở về nơi doanh địa cũ rồi lần lượt bị Mã Viện đánh bại
Ở trận chiến đấu cuối cùng này, không chịu để sa vào tay giặc, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn để bảo toàn khí tiết (tháng 5 năm 43). Sự nghiệp anh hùng cứu nước của họ Trưng đến đây là kết thúc, đất nước ta một lần nữa lại mất quyền độc lập.

III. Ý nghĩa lịch sử
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã biểu thị tinh thần bất khuất của dân tộc ta, biểu thị tinh thần yêu nước dũng cảm, trí thông minh sáng tạo khả năng to lớn đặc biệt của người phụ nữ Việt Nam. Thời đế chế nhà Hán, tư tưởng trọng nam khinh nữ ngự trị, nhưng ở Nam Việt Âu Lạc, phong trào nổi dậy đánh đuổi ngoại xâm rồi suy tôn người đứng đầu là Trưng Trắc - nữ tướng lên làm nguyên thủ quốc gia, đứng đầu đất nước. Đó là sự khẳng định riêng biệt về văn hóa, nếp sống, tư duy của dân tộc Việt. Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng, một đội ngũ đông đảo phụ nữ Việt Nam tham gia phong trào kháng chiến chống Hán được suy tôn làm thần để thờ phụng ở hơn 200 đền, đình khắp 4 tỉnh lớn đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Bắc Ninh ngày nay... với những tên tuổi như mẹ Nam Thiện, Diệu Tiên, Bát Nàn, Đào Kỳ, Lê Thị Hoa, Lê Chân, Thánh Thiên Thiều Hoa, Xuân Nương, Liễu Giáp, Việt Huy, Ả Tắc, Ả Nã, Nàng Đê... góp phần tạo dựng truyền thống anh hùng bất khuất cho giới mình và cho dân tộc mình, sắc thái bình quyền nam nữ in đậm nét trong văn hóa dân tộc, tô đậm cho tinh thần dân tộc Việt và người phụ nữ Việt Nam.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử thế giới. Đây là cái mốc bản lề khảng định những giá trị vĩnh viễn của thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương và định hướng cho tương lai phát triển của đất nước. 18.10.2013
Ichiko-chan
5 tháng 5 2017 lúc 14:56

- mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ) => làm chủ Mê Linh => Cổ Lao => Luy Lâu.

- Thái thú Tô Định bỏ thành lẻn trốn vè Nam Hải ( TRung Quốc ), quân Hán ở các quận, huyện đều bị đánh tan => cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi


Các câu hỏi tương tự
Bùi Văn Thái
Xem chi tiết
Phúc Trần
Xem chi tiết
Dung Kiều
Xem chi tiết
nguyễn hoàng dũng
Xem chi tiết
Lê Ngọc Uyên Linh
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Bui Ngoc Tuyen
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Trang
Xem chi tiết
Tiêu Dao
Xem chi tiết