Đến đây mận mới hỏi Đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì Đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào Xác định nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng ,bối cảnh hẹp,hiện thực và văn cảnh
Trả lời câu bài tập sau, giá trị bài tập 10-12GP
ĐỌC HIỂU (6 điểm)
Đọc văn bản:
“ Có những mùi hương trong cuộc đời chúng ta được định hình rất rõ.Thứ mùi hương đến từ một loại nước hoa, một loài cây cỏ, một thứ rau củ hoặc có khi là từ cơ thể một con người...Nhưng mùi hương từ Tết thì không như vậy, không thể định tính mà cũng không thể định lượng. Cho đến khi thật sự đứng trong không gian ấy, thời gian ấy với tất cả mọi xôn xao của đất trời và lòng người, chúng ta mới ngỡ ngàng nhận ra...
Thứ mùi hương đầu tiên khi nhớ về Tết đó chắc chắn là mùi nắng gió. Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến. Và rồi, gần như ngay lập tức, một loạt mùi hương của Tết năm cũ đột ngột trỗi dậy...
Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà. Mùi kiệu thơm nhưng có chút hăng hăng dễ chịu chứ không gắt như củ hành. Một khi cho vào hũ dưa món hay làm riêng hũ kiệu ngâm dấm thì chỉ có kích thích vị giác lên đến tột đỉnh. Rồi nó là mùi của mứt gừng sên trên chiếc chảo lớn trong góc bếp, cứ liu riu với đám củi nhỏ bên dưới, mùi của đường nâu và vị cay nồng nhẹ của gừng theo ngọn gió bay khắp đầu làng cuối xóm. Sau đó nữa là mùi của miếng thịt thưng để dành ăn trong mấy ngày Tết. Thứ thịt ba rọi ngày xưa nhiều mỡ ít nạc là nguyên liệu chính làm món thịt thưng, cộng thêm chút gia vị từ gói Ngũ vị hương...có thể làm bất kỳ ai vô tình ngửi thấy cũng dễ cồn cào ruột gan vì cơn thèm ăn bất ngờ xuất hiện...
Và, như một thứ bình yên len lén thức dậy từ tận đáy lòng, đâu đó mùi hương trầm ai vừa thắp khiến cho mọi chộn rộn có thể im bặt trong khoảnh khắc. Người thấy lòng chùng xuống khi ngóng đợi tin người thân xa quê trên đường về quê nhà ăn Tết. Người thì thầm mong cầu mình sẽ vững chãi và thấu suốt hơn trong một năm mới sắp đến. Người lại bùi ngùi nhớ thương một hay nhiều điều đã đến và đi trong những ngày năm cũ vẫn chưa xa...
[...]
Nhưng mùi hương của Tết không chỉ là sự ấm áp mà còn là những dằn vặt, tiếc nuối...vì biết mình đã sai, đã không thể sửa, đã để vuột mất...những gì có thể nắm giữ hoặc mong muốn được trọn vẹn hơn. Khi chúng ta lớn lên thì Ba Má sẽ già đi. Khi chúng ta mong được sống cuộc đời của mình thì nghiễm nhiên mọi thứ sẽ dần xa khỏi những dấu yêu bền chặt. Khi chúng ta cầm một thứ mới mẻ trên tay thì sẽ có vài thứ khác cũ xưa đành phải bỏ xuống...Nên, chắc chắn sẽ có những mùi hương mà Tết năm cũ đầy thi vị nhưng Tết năm nay lại khiến chúng ta cứ chực trào nước mắt...
Tết, theo thời gian, lại vắng dần đi từng tiếng cười nói, từng gương mặt, từng cái ôm siết và từng yêu thương mà chúng ta ngỡ là vĩnh viễn.
Nơi này là niềm vui hạnh ngộ thì nơi khác có thể là buốt giá quạnh hiu, dù cùng một không gian và thời gian. Vậy nên, chỉ mong ngay lúc này đây, khi chúng ta ở trong những mùi hương của Tết, hãy nắm lấy nó thật chặt. Ôm nó không phải bằng tay mà bằng sự mở rộng hết mức của tâm hồn. Gắn bó với nó không chỉ bằng lời nói sẻ chia mà bằng cả việc thu nạp vào trong ánh mắt từng biến động...
Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất. Bất kể mùi hương chúng ta cảm nhận của Tết xưa với Tết nay có thể đã thêm nhiều khác biệt...”
( Trích Mùi hương của Tết - Nguyễn Phong Việt , Chúng ta sống là vì...
NXB Thế giới, 2023)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là
A. Hân hoan, phấn khởi. B. Hoài niệm, suy tư.
C. Đau buồn, lo âu. D. Nhung nhớ, tự hào.
Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:
A. Tự sự, nghị luận. B. Miêu tả, biểu cảm.
C. Biểu cảm, nghị luận. D. Biểu cảm, thuyết minh.
Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:
A. Cấu tứ, hình ảnh, luận đề, luận điểm.
B. Tình huống truyện, luận điểm, bằng chứng, lí lẽ.
C. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, ngôi kể.
D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4. Câu “ Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là
A. Bằng chứng. B. Luận đề
C. Lí lẽ. D. Luận điểm.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?
Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “ Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”.
Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
Câu 9. Từ nội dung văn bản, em tìm thấy thông điệp gì có ý nghĩa cho bản thân ?
Câu 10. Em có đồng ý với lời nhắn nhủ “ Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất” không? Vì sao?
Viết đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận triển khai luận điểm sau:thanh niên ngày nay cần có tinh thần ham học hỏi
giúp dùm mình cần gấp tối nay lúc 10h30 giúp dùm mình đang gấp
Cho hỏi: Đâu là tính từ giữa dễ thương xinh xắn dịu dàng hiếu thắng
2.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
3.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
4.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
5.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh trong đoạn thơ sau:
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
6.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, điệp từ, liệt kê trong đoạn thơ sau:
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bũa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
7.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa trong đoạn thơ sau:
Nhắn người viễn xứ phương xa
Sông quê (Links to an external site.)Links to an external site. đò vẫn mặn mà ngóng trông
Cò bay thẳng tắp cánh đồng
Lúa vừa chín rục mênh mông thảm vàng
8.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: đối lập trong đoạn thơ sau:
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
9.Tìm và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ trong đoạn thơ sau:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.
Thành ngữ về sự phản bội, vô ơn