Người ta dùng cái cốc để đổ cùng 1 loại nước nóng vào 1 nhiệt lượng kế chưa chứa chất nào. Lần 1 đổ 1 cốc đầy nước nóng vào, khi có cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 5 0C. Lần 2 đổ tiếp 1 cốc đầy nước nóng, khi có cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế bây giờ tăng thêm 3 0C. Lần 3 người ta lại đổ tiếp 7 cốc đầy nước nóng, xác định nhiệt độ tăng thêm của nhiệt lượng kế sau lần đổ này. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của cốc và sự trao đổi nhiệt của hệ với môi trường ngoài.
Giúp mình với ạ=((
trong 1 bình cách nhiệt chứa 500g nước ở nhiệt độ ban đầu là 10 độ C người ta dùng 1 cái cốc đổ 50g nước vào bình rồi sau khi có cân bằng nhiệt, lại múc ra từ bình 50g nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước với bình, cốc và mt. Các cốc nước đổ vào bình đều có nhiệt độ 60 độ C. Hỏi sau bao nhiêu lượt đổ và múc thì nhiệt độ nước > 55 độ C
để xác định nhiệt độ của 1 cái lò, người ta đốt trong nó một muỗng sắt có khối lượng 0,3 kg rồi thả nhanh vào trong 1 bình chứa 4 kg nước có nhiệt độ ban đầu t2=8°c. Nhiệt độ cuối cùng của bình là t=16°c. Hãy xác định nhiệt độ của cái lò. Bỏ qua trao đổi nhiệt với vỏ bình. Nhiệt lượng riêng của sắc c=460j/kg.k của nước c=4200j/kg.k
1 phích nước nóng có nhiệt độ không đổi một cái cốc và một nhiệt kế .Ban đầu cốc và nhiệt kế có nhiệt độ t= 25oC .Người ta rót nước từ phích vào đầy cốc và thả nhiệt kế vào cốc ,nhiệt kế chỉ t1=60oC .Đổ nước cũ đi thì nhiệt độ của cốc và nhiệt kế là t,=55oC ,lại rót từ phích vào đầy cốc ,nhiệt kế chỉ t2=75oC . Cho rằng thời gian từ lúc rót nước vào cốc đến lúc đọc nhiệt độ là rất nhỏ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C của cốc là C1 . Hỏi nhiệt độ của nước trong phích là bao nhiêu
Một cái cốc bằng nhôm rất mỏng, khối lượng không đáng kể chứa M = 200 g nước ở nhiệt độ phòng t0 = 30 oC. Thả vào cốc một miếng nước đá khối lượng m = 50 g có nhiệt độ là t1 = -10 oC. Vài phút sau khi đá tan hết thì nước trong cốc có nhiệt độ t = 10 oC, đồng thời có nước bám vào mặt ngoài cốc. Hãy giải thích nước bám vào mặt ngoài cốc do đâu và tính khối lượng của lượng nước đó. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là = 340000 J/kg. Nhiệt dung riêng của nước là c1 = 4200 J/kg.K, nước đá c2 = 2100 J/kg.K, nhiệt hóa hơi là 0,23.107 J/kg.
nhiệt độ bình thưởng của người xấp xỉ là 37 độ C. Vì sao khi ở 25 độ C ta không cảm thấy lạnh mà ở nhiệt độ 35 độ C ta cảm thấy rất nóng: còn ở trong nước, nếu nhiệt độ của nước là 35 độ C ta cảm thấy bình thường, khi nhiệt độ của nước là 25 độ C ta cảm thấy lạnh
Để xác định nhiệt độ của một chiếc lò, người ta đốt trong nó một cục sắt có khối lượng m1 = 0,3 kg rồi thả nhanh vào trong bình chứa m2 = 4 kg nước có nhiệt độ ban đầu là t2 = 80C. Nhiệt độ cuối cùng trong bình là t = 160C. Hãy xác định nhiệt độ của lò. Bỏ qua trao đổi nhiệt với vỏ bình. Nhiệt dung riêng của sắt là c1 = 460 J/kg.K và nhiệt dung của nước là c2= 4200J/kg.K
Thả 1 quả cầu nhôm 0,2 Kg đun nóng tới 100 độ C vào một cốc nước ở 20 độ C. Sau một thời gian nhiệt độ là 27 độ C.
a, Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra
b, Tìm khối lượng của nước và thể tích của nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K. Khối lượng riêng của nước là 1000 Kg/m\(^3\)
giải và tốm tắt giúp mik vs
Người ta đun nóng 180l nước từ nhiệt độ ban đầu t1, biết rằng nhiệt độ nước tăng lên đến t2=60°C khi nó hấp thụ một nhiệt lượng là 3820 kJ. Tính nhiệt độ ban đầu của nước, cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK