Đất nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập. Xã hội ngày một đổi mới. Nhân dân ta đã và đang làm nên bao thành tựu to lớn về kinh tế, về văn hoá,... rất đáng tự hào.
Nhưng đó đây, ta vẫn thấy “cộm” lên không ít hiện tượng tiêu cực làm hoen ố xã hội như tệ nạn cờ bạc, xì ke ma tuý, sống ăn chơi đua đòi, sống buông thả, tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,... Có không ít kẻ phạm tội là lứa tuổi vị thành niên, là học sinh trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Báo An Ninh từng đăng tải bao chuyên đau lòng. Vì nghiện ma túy mà có đứa con cầm dao giết cha mẹ, có đứa cháu dùng thuốc độc giết ông bà. Vì thua lỗ cờ bạc, nợ nần mà có một số đứa trẻ 14, 15 tuổi tổ chức thành băng cướp, giêt người, cướp của một cách rất dã man. Cầm đầu những nhóm trộm cướp mà nhiều phóng sự đưa tin và lên án là những kẻ cờ bạc, tiêm chích ma tuý.
Đứng trước vành móng ngựa là hình ảnh những phạm nhân với cặp mắt tinh quái, với đầu bù tóc rối, nhuộm đỏ, nhuộm vàng, nhuộm xanh, tai đeo khuyên bạc, ngực, bụng, lưng và chân tay,... xăm đủ hình xanh, đen các quái vật, các dị nhân rất khủng khiếp.
Để có tiền ăn chơi mà nhiều đứa trẻ vị thành niên gây ra bao vụ án mạng rùng rợn. Một số học sinh cá biệt sa vào vòng ăn chơi đua đòi, dây vào văn hóa phẩm không lành mạnh mà chốn học, bỏ học rồi sa ngã, phạm tội. Điện thoại di động “xin” cầm tay đi lại nghênh ngang, túm tụm quán nhậu, quán cà phê... rất "sành điệu" phì phèo thuốc lá “ba số” tuy còn đi học nhưng trốn học kéo nhau đi chơi điện tử, dối cha mẹ lừa thầy cô giáo gây ra nhiều vụ “quậy” rất đáng lên án và chê trách.
Không ít các bậc cha mẹ trở nên bất lực khi có con em ăn chơi trác táng, rượu chè cờ bạc bê tha, tiêm chích ma túy mà bỏ học mà phạm tội.
Mở bất cứ tờ báo hàng ngày nào, báo địa phương cũng như báo trung ương, nhất là các báo Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, báo Tiền Phong, báo Pháp luật... độc giả bắt gặp bao chuyện đau lòng, bao hiện tượng tiêu cực mà các phóng viên từng mạnh mẽ lên án.
Hãy nói không với các tệ nạn! Hãy xa lánh các kẻ cờ bạc, tiêm chích ma túy! Hãy tự nghiêm khắc với bản thân mình đừng dây vào các văn hoá phẩm không lành mạnh! Câu tục ngữ: “ dữ, giữ mình ” mà ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở cháu con là bài học vô cùng sâu sắc.
Tuổi trẻ phải biết tự bảo vệ mình. Hơn bao giờ hết, học sinh phải biết tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, chăm chỉ học hành để sớm trở thành người con tốt của gia đình, người công dân tốt của đất nước.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, kéo theo nó là các tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng. Mặc dù nhà nước đã tăng cường quản lí, siết chặt an ninh, ổn định xã hội nhưng cũng chưa thể gải quyết được vấn đề tệ nạn xã hội đang len lỏi trong đời sống nhân dân. Nguy hiểm hơn, con người ngày nay vì lợi ích bản thân mà bất chấp đạo lí, bất chấp luật pháp khiến cho việc phát hiện và xử lí các tệ nạn xã hội của các cơ quan chức năng trở nên hết sức khó khăn.
Thân bài: Tệ nạn xã hội là gì?Tệ nạn xã hội là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến trong đời sống có giai cấp biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội của nền văn hóa lành mạnh.
Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, bộ máy quan liêu, tảo hôn, ấu dâm v.v…nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân chính phát sinh ra tội phạm, những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Các tệ nạn xã hội còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
* Thực trạng các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở nước ta:Cùng với quá trình gia tăng dân số và sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, các tệ nạn cũng diễn ra tràn lan và ngày càng khó kiểm soát. Có thể kể đến những tệ nạn xã hội phổ biến, có tác động sâu sắc đến đời sống con người và trật tự an ninh đất nước như: nghiện hút, cờ bạc, bảo kê, bia rượu, mại dâm, trộm cướp, mê tín dị đoan, hối lộ, tham nhũng,…
Tệ nạn xã hội ở nước ta ngày nay quá nhiều, khá phức tạp, khó khống chế. Nó tác động đến tư tưởng, đạo đức lối sống, tâm lí, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Môi trường đạo đức và văn hóa lành mạnh bị đe dọa nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của một bộ phận công chúng.
* Tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống, an ninh trật tự xã hội và nền kinh tế đất nước:Đối với bản thân:
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển.
Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ.
Tệ nạn xã hội là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, tác động xấu đến đạo đức, lối sống, sức khỏe, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai dân tộc. Làm cho con người mất đi nhân cách, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội: Người mắc tệ nạn xã hội có những hành vi không lành mạnh làm nảy sinh những bản năng không lành mạnh làm nảy sinh những ham muốn bản năng, vô đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình.
Tác hại đối với gia đình: Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.
Đối với xã hội: là gánh nặng của xã hội, rối loạn trật tự xã hội, nền văn hóa bị suy đồi. Các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.
Đối với đất nước: Tệ nạn xã hội gây thiện hại lớn về kinh tế cho đất nước và ngân sách nhà nước phải dành một khoảng lớn cho công tác phòng chống, cai nghiện, điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ, cải tạo các đối tượng. Tê nạn xã hội là tác nhân gây mất trận tự an ninh xã hội và làm suy thoái đạo đức.
* Nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn trong xã hội:Do không có lập trường và không tự làm chủ được bản thân mình. Phần lớn đối tượng sa vào tệ nạn xã hội chính là những nam nữ thanh niên tuổi đời còn rất trẻ. Những người có hoàn cảnh gia đình khấm phá, được cha mẹ nuông chiều, lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn diện, xem thường pháp luật và ít hiểu biết, xem những tệ nạn xã hội như trò đùa. Một số khác do hoàn cảnh gia dình éo le, đưa đẩy , bị bạn bè lôi kéo, rủ rê, dụ dỗ và thậm chí là cả ép buộc. Họ không nhận thức được rằng khi thăm gia tệ nạn xã hội chính là tự hủy hoại đi cuộc sống và nhân cách của bản thân mình.
Do nạn thất nghiệp, nghèo, lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu thắng,thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ. Không có sự giáo dục tốt, đầy đủ từ gia đình.
Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm qua, đang trong quá trình hoàn thiện, chưa được đồng bộ. Hiện tượng văn bản pháp luật chồng chéo tạo khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả chưa cao. Các chế tài đối với các hành vi tham gia vào tham gia vào các tệ nạn xã hội chưa đủ mạnh để có tác dụng răn đe phòng ngừa. Việc sử lý hành vi còn chưa nghiêm minh ảnh hưởng đến việc thanh thiếu niên vẫn tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn tới tâm lý xem thường pháp luật và sẽ dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội.
Sự phát triển ồ ạt các trang mạng truyền thông và các phương tiện giải trí khiến giới trẻ dễ sa ngã vào những tệ nạn vốn đã ăn sâu trong đời sống xã hội. Xã hội còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm đối với các vấn đề xã hội ngay trong cộng đồng của mình khiến cho các tệ nạn xã hội có cơ hội xâm nhập và phát triển sâu rộng, gây nên hậu quả nghiêm trọng, khó kiểm soát.
* Giải pháp khắc phục tệ nạn xã hội:Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội:
Về phía bản thân: mỗi cá nhân cần phải cảnh giác trước các tệ nạ xã hôi. Không ngừng ra sức học tập ,rèn luyện đọa đức, tăng cường nghị lực, xây dựng lý tưởng sống lành mạnh tiến bộ trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Về phía gia đình: cần quan tâm khuyên răn chỉ bảo cho con em mình nhiều hơn, không quá nuông chiều chúng.
Về phía nhà trường: cần thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em nhận thức được những tác hại khó lường của các tệ nạn xã hội.
Về phía xã hội: mọi người cần chung tay góp sức, kết hợp với các cơ quan, đoàn thể để bài trừ những tệ nạn xã hội. Cần xử phạt thật nghiêm những kẻ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp của công, bài bạc, trộm cắp…
* Bài học nhận thức:
Hãy nói không với tệ nạn xã hội, cụ thể là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Để không bị biến thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội, mỗi người phải biết tự cứu lấy mình, biết tuân thủ pháp luật, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết tự mình học hỏi vươn lên trong xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy ùi, tiên tới đấu tranh tiêu diện tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch tốt đẹp hơn.
Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.
Kết bài:Tệ nạn xã hội là quốc nạn của đất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh xã hội và chất lượng đời sống con người. Một khi, tệ nạn xã hội còn thì xã hội sẽ không được yên ổn. Bởi thế, kiên quyết phòng chống và bài trừ tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân.