Ôn tập học kì II

Nguyễn Ngọc Phương Uyên

Để nắm được nội dung bài học, HS cần đọc sách giáo khoa các bài: Bài 17 (mục 2) + bài 19 (mục 2).

NỘI DUNG BÀI HỌC:

1.Cấu tạo của lớp vỏ khí.

- Lớp vỏ khí (khí quyển) là .......................................................................................................

* Các tầng khí quyển:

- Tầng đối lưu:

+ Nằm sát mặt đất, có độ cao khoảng ...................... và tập trung 90% không khí.

+ Không khí chuyển động theo chiều ................................................

+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm ....................

+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng.

- Tầng bình lưu:

+ Nằm trên tầng đối lưu, độ cao từ ...............................................

+ Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.

- Tầng cao của khí quyển:

Các tầng cao nằm trên tầng ................................., không khí của tầng này cực loãng.

2. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

- Gió là .......................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

* Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất:

- Gió Tín phong:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) về xích đạo (Đai áp thấp xích đạo).

+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

- Gió Tây ôn đới:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc, Nam (Các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới).

+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Tây Nam; nửa cầu Nam hướng Tây Bắc.

- Gió Đông cực:

+ Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 Bắc, Nam (Cực Bắc, Nam) về khoảng vĩ độ 600 Bắc, Nam (Đai áp thấp ôn đới).

+ Hướng gió: Nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc; nửa cầu Nam hướng Đông Nam.

-Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn gọi là hoàn lưu khí quyển.

CÂU HỎI CỦNG CỐ

Câu 1: Đọc kĩ bài 17 (mục 2) + bài 19 (mục 2) trong sách giáo khoa và điền vào chỗ chấm chấm chấm (.....) để hoàn chỉnh nội dung bài?

Câu 2: Em hãy cho biết lớp ôdôn ở tầng nào của khí quyển và cách mặt đất khoảng bao nhiêu km?Tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật và sức khỏe con người trên Trái Đất?

Câu 3:Hãy vẽ hình tròn tượng trưng cho Trái Đất, trên đó hãy xác định các loại gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

....................................................................................................................................................

.............................................................................................


Các câu hỏi tương tự
Nhật Linh 6.5
Xem chi tiết
khánh ngô vy
Xem chi tiết
quỳnhnhuu
Xem chi tiết
Myrie thieu nang :)
Xem chi tiết
Myrie thieu nang :)
Xem chi tiết
Đặng Thu Hà
Xem chi tiết
Catherine Loan
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn thanh huyền
Xem chi tiết