Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Khanh Nguyen

Đề cương ôn thi ngữ văn lớp 8 H kì 1 các bạn giúp giùm nha?

Thời Sênh
10 tháng 12 2018 lúc 19:42
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8

A – PHẦN VĂN HỌC :

I. Truyện kí Việt Nam: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bài văn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả- tác phẩm.

1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)

2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

3. Lão Hạc (Nam Cao)

4. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

II. Văn học nước ngoài: 4 văn bản: Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.

1. Cô bé bán diêm (Truyện cổ An - đec- xen)

2. Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê của Xéc-văn-téc )

3. Chiếc lá cuối cùng (O.Hen- ri)

4. Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên – Ai- ma- tốp)

III. Văn bản nhật dụng: 3 văn bản: Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội

1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000

2. Ôn dịch, thuốc lá

3. Bài toán dân số

IV. Thơ Việt Nam đầu TK XX: 5 bài thơ: Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật, phân tích được những câu thơ, khổ thơ đặc sắc.

1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)

2. Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh)

3. Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà)

4. Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

5. Ông đồ (Vũ Đình Liên)

V. Văn học địa phương: VB: Nước lụt Hà Nam (Nguyễn Khuyến)

Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, áp dụng bài tập làm văn TM :Giới thiệu về danh nhânNK

Câu hỏi tự luận:

Câu 1: Tình cảm của Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam qua bài thơ Nước lụt Hà Nam được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý :

- Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. Ông thấy được cuộc sống của người dân vùng nông thôn Hà Nam lay lắt, vô cùng cực khổ, khốn khó, con người đói khổ và lam lũ.

- Ông gắn bó với số phận người nông dân, với vận mệnh của quê hương, đất nước.

- Là người có tình cảm sâu nặng với người nông dân và nông thôn Hà Nam.

=> Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông.

Câu 2 : Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Nước lụt Hà Nam

(Học thuộc phần Ghi nhớ/Sách Tài liệu ĐP)

* PHẦN THỰC HÀNH BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.

1. Tôi Đi Học: *Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.

2. Trong lòng mẹ: * Ý nghĩa văn bản:Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.

3. Tức nước vỡ bờ: * Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.

4. Lão Hạc: * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.

5. Cô bé bán diêm: *Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.

6. Đánh nhau với cối xay gió: *Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki- hô- tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ lưu , hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

7. Chiếc lá cuối cùng: *Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

8. Hai cây phong: *Ý nghĩa văn bản: - Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng ku- ku- rêu.

9. Ôn dịch thuốc lá: * Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá

10.Thông tin ngày trái đất năm 2000: *Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.

11.Bài toán dân số: *Ý nghĩa văn bản: Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.

12. Đập đá ở Côn Lôn: * Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.

* Ôn tập câu hỏi tự luận:

Câu 1

Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão hạc? Qua đó ta thấy đuợc nhân cách gì của lão Hạc?

TL

+ Nguyên nhân

- Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.

- Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.

=> Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão

+ Ý nghĩa:

Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:

- Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng tự trọng.

- Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.

+ Nhân cách

Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm

- > Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.

Câu 2: Truyện ngắn Lão Hạc cho em những suy nghĩ gì vè phẩm chất và số phận của người nông dân trong chế độ cũ ?

- Chắt chiu, tằn tiện

- Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết )

- Giàu tình thương yêu (với con trai ,với con Vàng)

- > Số phận của người nông dân: nghèo khổ bần cùng không lối thoát

Câu 3 Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ? (5 điểm)

TL

Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của ngô Tất Tố đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến (0,5)

- Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ. (2 đ)

+ Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt … lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình.

+ Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó …để nộp sưu cho chồng. Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực….

- Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác.... (1,5 đ)

+ Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch, bảo vệ tình yêu, đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo…

+ Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình, chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ….

- Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ... (1 đ)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Anh Pha
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Nga
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Kỳ Lê Nhật
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
kudo shinichi
Xem chi tiết
Như Ý Idid
Xem chi tiết
Trần Ngọc Thảo
Xem chi tiết