A, Mở bài:
Nêu định nghĩa về lòng khoan dung hoặc có thể là 1 trích dẫn về nhân vật nào đó trong 1 tác phẩm văn học nhưng nói chung nói lên dc tính khái quát và giới thiệu dc về lòng khoan dung
B, Thân bài:
Giải thích:Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Bao dung không ngoài sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.
Những biểu hiện của lòng khoan dung:– Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.
– Và cao hơn nữa, khoan dung chính là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.
– Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét…
Vì sao cần phải có lòng khoan dung:– Khoan dung chính là một trong những phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Dẫn chứng: Áng thiên cổ hùng văn năm nào- “Bình Ngô đại cáo” là những trang văn thật đẹp về lòng khoan dung, độ lượng khi nói về việc ta đã “mở đường hiều sinh”, tha chết cho giặc Minh tàn bạo.
– Vì đã là con người thì chân lý “nhân vô thập toàn” là đúng đắn, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt hơn, cuộc sống hiện tại với nhịp độ hối hả, tất bật, con người dễ bị cuốn vào cuồng quay của thời gian, công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống. Nên những người mắc sai lầm họ cần lắm những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại những giá trị chân chính của cuộc sống.
Dẫn chứng: Sự tha thứ của những người làm cha, làm mẹ trước những sai trái của con cái. Tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ.– Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt. Xã hội cũng vì thế mà trở nên thanh bình, yên ổn.
Mở rộng:– Những người có tấm lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác rất thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Vì họ luôn nhìn biểu hiện sai trái, những hành vi xấu xa của mọi người bằng cái nhìn của sự đồng cảm và sẻ chia.
– Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đời sống, đạo đức con người.
– Phê phán:
+ Những kẻ sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.
+ Những kẻ chuyên chỉ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm sẽ bị xã hội lên án.
Phương hướng– Mọi người hãy thực hành ngay lẽ sống khoan dung trong đời sống, bởi vì đó cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống chúng ta bình yên hơn.
C, Kết bài:
Lòng khoan dung là một trong những phẩm chất đẹp của con người, chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Nhờ có lòng khoan dung mà con người trở nên gần gũi hơn.
Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện bản thân, phấn đấu để bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Có thể nói lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống tốt đẹp hơn.