Soạn văn lớp 7

Trịnh Thảo Chuột

Đề bài: Nghị luận xã hội câu tục ngữ “Có chí thì nên”.

Help me!limdimHuhuhuhu!khocroi

Lưu Hạ Vy
11 tháng 2 2017 lúc 20:14

1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
– “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
– “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
– Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
– Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
– Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
– Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
3/ Kết bài:
– Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.

Bình luận (10)
Linh Phương
11 tháng 2 2017 lúc 20:17

Nhân dân Việt Nam có biết bao nhiêu đức tính tốt đẹp cho đến ngày nay nó vẫn còn mãi. Những đức tính ấy được thể hiện trong những bài hát rất hay. Trong độ tuổi thanh niên như chúng ta thì không ai còn lạ lẫm gì những câu hát trẻ trung sôi nổi ấy : “ Đi lên thanh niên, đi lên đoàn viên, đi lên thanh niên, làm theo lời Bác, không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”. Đó là những câu hát thể hiện câu nói có chí thì nên của thanh niên hay cũng là của tất cả những con người nói chung.

Trước hết ta đi phân tích để tìm ra ý nghĩa của câu nói trên, người nói muốn gửi gắm điều gì trong đó. Chí ở đây có nghĩa là ý chí hay chính là sự quyết tâm của những con người. Chí khí hay ý chí ấy là một đức tính, một khí chất rất cần trong một con người. Chúng ta không những xây dựng nó mà còn phải thường xuyên trau dồi rèn luyện nó thì mới mong có ý chí cho được. Còn nên thì sao? Nên có nghĩa là làm nên những việc gì đó. Trong câu nói này thì Chí chính là nền tảng, là cơ sở để hình thành nên, còn nên thì lại là kết quả của chí. Nói tóm lại câu nói “ có chí thì nên” thể hiện được sự quan trọng của ý chí trong cuộc sống của chúng ta. Phải có ý chí thì mới có thể làm nên những chiến công được.Trong cuộc sống của chúng ta thì không thể thiếu ý chí được bởi vì cuộc sống của mỗi người là không hề bằng phẳng. Nó luôn có những sóng gió để giúp ta trưởng thành hơn và nó là quy luật mà không ai có thể chống lại được. nhân dân ta cũng có câu nói để chỉ sự ý chí hay cũng chính là sự kiên trì không ngại khó của con người là “ có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu nói nghiêng về phần sự kiên trì nhiều hơn nhưng chúng ta cần phải hiểu nếu không có ý chí thì làm sao có thể ngồi mà kiên trì đợi sắt thành kim được.

Thứ nhất đơn giản như trong học tập thì ý chí cũng thể hiện rất rõ. Một bài tập khó có thể làm ta nản lòng trên con đường học hành. Một sự cố gắng mà nhận lại một thành tích không như mong đợi cũng làm cho ta nản lòng. Hay thầy cô thất vọng về kết quả thi của bạn hoặc bố mẹ hay mắng bạn áp đặt việc học một cách cứng nhắc cũng làm cho bạn nản lòng. Khi ấy thì không thể nào thiếu được ý chí nếu như không có ý chí thì bạn sẽ nản lòng mà khi bạn nản lòng tức là bạn không làm nên thành tích như bạn cũng như những người mong chờ thành tích của bạn. Thế nên có chí thì nên, ví dụ điển hình như anh Nguyễn Ngọc Kí dù cho hai tay anh bị teo cụt lại nhưng anh vẫn đi học, viết bằng chân, đánh máy bằng chân. Thử hỏi nếu như không có ý chí thì liệu có làm nên một tấm gương sáng cho những người khuyết tật hay không.

Hay là trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách trong công việc mà chúng ta phải có ý chí thì mới vượt qua được. Đặc biệt là làm cấp dưới của người khác bị sếp quở trách hay là giao cho quá nhiều công việc sẽ khiến bạn mệt mỏi nhưng nếu bạn kiên trì thì sếp sẽ ghi nhận những cố gắng của bạn và việc thăng chức của bạn không còn là mơ ước nữa. có thể nói rằng chính ý chí mới làm nên những chuyện phi thường mà bình thường ta không thể tưởng tượng được.

Trong chiến đấu bảo vệ đất nước thì ý chí càng cần phải có. Trước sự độc ác và tàn bạo của kẻ thù mà ý chí không có thì làm sao có thể làm nên chuyện gì. Không có ý chí thì khi ấy bạn không bắn được tên địch nào mà địch đã bắn bạn rồi. Vì thế trên chiến trường một là có ý chí hai là chết dưới nòng súng của kẻ thù mà nếu như ai cũng thế thì đất nước mất là một điều rất hiển nhiên. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy được không những quân mà cả nhân dân ta đều có ý chí sắt đá vững bền. Bom đạn giặc có dữ dội, tra tấn của giặc có dã man thật đấy nhưng ý chí đã làm cho nhân dân ta vượt qua tất cả để làm nên hòa bình ổn định ngày nay.

Như thế có thể thấy từ việc nhỏ nhất là học tập cho đến việc lớn nhất là chiến đấu bảo vệ đất nước thì đều phải cần có ý chí mới làm nên được sự nghiệp được. Thật vậy, chính vì thế ngay trong thời bình này muốn thành công thì chúng ta phải nuôi ý chí lớn trong mình.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (2)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
12 tháng 2 2017 lúc 6:57

1/ Mở bài: Đi từ chung đến riêng hoặc đi từ khái quát đến cụ thể.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
– “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
– “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
b/ Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành công?
– Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
– Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích.
– Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính trọng.
– Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
3/ Kết bài:
– Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người.

Bình luận (0)
England
12 tháng 2 2017 lúc 20:53

Mở bài
– Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu “Có chí thì nên” – một câu nói hay và đặc sắc
– Trích dẫn vấn đề: Phần gạch chân
– Khẳng định vấn đề: Phần in nghiêng

Thân bài:

1. Giải thích:
a/ Giải thích từ “Chí” : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp – Giải thích từ “Nên” : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu “Có chí thì nên” : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.

2. Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên (hoặc ” tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?”)
– Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn – ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
– Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.

3. Cách rèn luyện tính kiên trì
– Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
– Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
– Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại

4. Ý nghĩa
– Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
– Giúp con người thành công trong mọi việc
– Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

Kết luận:

– Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói “1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng”, khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

Bài văn mẫu số 1: Nghị luận xã hội “Có chí thì nên”

Mỗi khi gặp khó khăn, chướng ngại con người chúng ta rất dễ nản chí, không muốn vượt lên. Hiểu được điều ấy, ông cha ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua chướng ngại. Một trong các câu tục ngữ, cao dao ấy là “Có chí thì nên”, nhắc nhở chúng ta phải vững chí trước những khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là lời khuyên nhủ rất quan trọng đối với chúng ta, là bí quyết để ta vươn đến thành công.

“Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” là có nghị lực, ý chí và quyết tâm vững vàn, “thì nên” là đạt được đến thắng lợi, thành công trong cuộc sống. Câu nói ấy là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu chúng ta, khẳng định đức tính kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Nếu có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công dù cho việc ấy khó khăn tưởng chừng không thể hoàn thành được. Người có ý chí không hề ngả lòng khi gặp phải khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Bác Hồ cũng là tấm gương điển hình về ý chí, nghị lực. Bác đã nhẫn nại, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm lại bản đồ Việt Nam đã phôi pha trên bản đồ thế giới.

“Có chí thì nên” là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Vì con đường đưa ta đến thành công luôn có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Để tiến tới thành công, ý chì và nghị lực là những yếu tố đầu tiên giúp ta vượt qua những thử thách ấy. Có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ không ngần ngại vượt qua khó khăn, rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình để có thể theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình. Ý chí góp thêm sức mạnh cho ta vững tin trước những tai ương, biến cố của của cuộc sống. Có được ý chí, nghị lực sẽ giúp con người chúng ta năng động, sáng tạo và giúp ta có thể có những giải pháp tốt nhất để ta có thể vượt qua khó khăn, gian khổ và đạt được mục đích của mình.

Nếu không có ý chí, con người chúng ta sẽ không thể nào thành công trong cuộc sống. Chúng ta ngần ngại, rụt rè không dám đối diện với những chướng ngại, thử thách trên đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống.

Có ý chí là chìa khóa để đưa ta đến thành công. Tuy nhiên ngoài ý chí ra chúng ta cần phải biết vận dụng óc thông minh sáng tạo của mình để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết dung hòa giữa lí trí và tình cảm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

Ý chí đưa ta đến thành công vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, rèn luyện bản thân mình. Đồng thời chúng ta cần phải đề ra các mục đích cao đẹp và quyết tâm thực hiện. Đồng thời không được nản chí trước khó khăn, tìm ra các phương pháp để thực hiện và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Câu tục ngữ “có chí thì nên” bao hàm ý nghĩa sâu xa. Qua đó, ông cha ta đã khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại để đạt được thành công.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
11 tháng 2 2017 lúc 20:19

Nhân dân Việt Nam có biết bao nhiêu đức tính tốt đẹp cho đến ngày nay nó vẫn còn mãi. Những đức tính ấy được thể hiện trong những bài hát rất hay. Trong độ tuổi thanh niên như chúng ta thì không ai còn lạ lẫm gì những câu hát trẻ trung sôi nổi ấy : “ Đi lên thanh niên, đi lên đoàn viên, đi lên thanh niên, làm theo lời Bác, không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên”. Đó là những câu hát thể hiện câu nói có chí thì nên của thanh niên hay cũng là của tất cả những con người nói chung.

Trước hết ta đi phân tích để tìm ra ý nghĩa của câu nói trên, người nói muốn gửi gắm điều gì trong đó. Chí ở đây có nghĩa là ý chí hay chính là sự quyết tâm của những con người. Chí khí hay ý chí ấy là một đức tính, một khí chất rất cần trong một con người. Chúng ta không những xây dựng nó mà còn phải thường xuyên trau dồi rèn luyện nó thì mới mong có ý chí cho được. Còn nên thì sao? Nên có nghĩa là làm nên những việc gì đó. Trong câu nói này thì Chí chính là nền tảng, là cơ sở để hình thành nên, còn nên thì lại là kết quả của chí. Nói tóm lại câu nói “ có chí thì nên” thể hiện được sự quan trọng của ý chí trong cuộc sống của chúng ta. Phải có ý chí thì mới có thể làm nên những chiến công được.

Trong cuộc sống của chúng ta thì không thể thiếu ý chí được bởi vì cuộc sống của mỗi người là không hề bằng phẳng. Nó luôn có những sóng gió để giúp ta trưởng thành hơn và nó là quy luật mà không ai có thể chống lại được. nhân dân ta cũng có câu nói để chỉ sự ý chí hay cũng chính là sự kiên trì không ngại khó của con người là “ có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu nói nghiêng về phần sự kiên trì nhiều hơn nhưng chúng ta cần phải hiểu nếu không có ý chí thì làm sao có thể ngồi mà kiên trì đợi sắt thành kim được.

Thứ nhất đơn giản như trong học tập thì ý chí cũng thể hiện rất rõ. Một bài tập khó có thể làm ta nản lòng trên con đường học hành. Một sự cố gắng mà nhận lại một thành tích không như mong đợi cũng làm cho ta nản lòng. Hay thầy cô thất vọng về kết quả thi của bạn hoặc bố mẹ hay mắng bạn áp đặt việc học một cách cứng nhắc cũng làm cho bạn nản lòng. Khi ấy thì không thể nào thiếu được ý chí nếu như không có ý chí thì bạn sẽ nản lòng mà khi bạn nản lòng tức là bạn không làm nên thành tích như bạn cũng như những người mong chờ thành tích của bạn. Thế nên có chí thì nên, ví dụ điển hình như anh Nguyễn Ngọc Kí dù cho hai tay anh bị teo cụt lại nhưng anh vẫn đi học, viết bằng chân, đánh máy bằng chân. Thử hỏi nếu như không có ý chí thì liệu có làm nên một tấm gương sáng cho những người khuyết tật hay không.

Hay là trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách trong công việc mà chúng ta phải có ý chí thì mới vượt qua được. Đặc biệt là làm cấp dưới của người khác bị sếp quở trách hay là giao cho quá nhiều công việc sẽ khiến bạn mệt mỏi nhưng nếu bạn kiên trì thì sếp sẽ ghi nhận những cố gắng của bạn và việc thăng chức của bạn không còn là mơ ước nữa. có thể nói rằng chính ý chí mới làm nên những chuyện phi thường mà bình thường ta không thể tưởng tượng được.

Trong chiến đấu bảo vệ đất nước thì ý chí càng cần phải có. Trước sự độc ác và tàn bạo của kẻ thù mà ý chí không có thì làm sao có thể làm nên chuyện gì. Không có ý chí thì khi ấy bạn không bắn được tên địch nào mà địch đã bắn bạn rồi. Vì thế trên chiến trường một là có ý chí hai là chết dưới nòng súng của kẻ thù mà nếu như ai cũng thế thì đất nước mất là một điều rất hiển nhiên. Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy được không những quân mà cả nhân dân ta đều có ý chí sắt đá vững bền. Bom đạn giặc có dữ dội, tra tấn của giặc có dã man thật đấy nhưng ý chí đã làm cho nhân dân ta vượt qua tất cả để làm nên hòa bình ổn định ngày nay.

Như thế có thể thấy từ việc nhỏ nhất là học tập cho đến việc lớn nhất là chiến đấu bảo vệ đất nước thì đều phải cần có ý chí mới làm nên được sự nghiệp được. Thật vậy, chính vì thế ngay trong thời bình này muốn thành công thì chúng ta phải nuôi ý chí lớn trong mình.

Bình luận (2)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
12 tháng 2 2017 lúc 6:58

Mở bài
– Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu “Có chí thì nên” – một câu nói hay và đặc sắc
– Trích dẫn vấn đề: Phần gạch chân
– Khẳng định vấn đề: Phần in nghiêng

Thân bài:

1. Giải thích:
a/ Giải thích từ “Chí” : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp – Giải thích từ “Nên” : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu “Có chí thì nên” : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.

2. Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên (hoặc ” tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?”)
– Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn – ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
– Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.

3. Cách rèn luyện tính kiên trì
– Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
– Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
– Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại

4. Ý nghĩa
– Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
– Giúp con người thành công trong mọi việc
– Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

Kết luận:

– Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói “1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng”, khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
12 tháng 2 2017 lúc 6:58

Mỗi khi gặp khó khăn, chướng ngại con người chúng ta rất dễ nản chí, không muốn vượt lên. Hiểu được điều ấy, ông cha ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua chướng ngại. Một trong các câu tục ngữ, cao dao ấy là “Có chí thì nên”, nhắc nhở chúng ta phải vững chí trước những khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là lời khuyên nhủ rất quan trọng đối với chúng ta, là bí quyết để ta vươn đến thành công.

“Có chí thì nên” mang ý nghĩa rất sâu sắc. “Có chí” là có nghị lực, ý chí và quyết tâm vững vàn, “thì nên” là đạt được đến thắng lợi, thành công trong cuộc sống. Câu nói ấy là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu chúng ta, khẳng định đức tính kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Nếu có sự kiên nhẫn và quyết tâm cao độ thì ta sẽ thành công dù cho việc ấy khó khăn tưởng chừng không thể hoàn thành được. Người có ý chí không hề ngả lòng khi gặp phải khó khăn, gian khổ. Chính vì có ý chí nên họ đã đi đến vinh quang và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Bác Hồ cũng là tấm gương điển hình về ý chí, nghị lực. Bác đã nhẫn nại, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trên con đường tìm lại bản đồ Việt Nam đã phôi pha trên bản đồ thế giới.

“Có chí thì nên” là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Vì con đường đưa ta đến thành công luôn có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Để tiến tới thành công, ý chì và nghị lực là những yếu tố đầu tiên giúp ta vượt qua những thử thách ấy. Có ý chí vững vàng, chúng ta sẽ không ngần ngại vượt qua khó khăn, rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình để có thể theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình. Ý chí góp thêm sức mạnh cho ta vững tin trước những tai ương, biến cố của của cuộc sống. Có được ý chí, nghị lực sẽ giúp con người chúng ta năng động, sáng tạo và giúp ta có thể có những giải pháp tốt nhất để ta có thể vượt qua khó khăn, gian khổ và đạt được mục đích của mình.

Nếu không có ý chí, con người chúng ta sẽ không thể nào thành công trong cuộc sống. Chúng ta ngần ngại, rụt rè không dám đối diện với những chướng ngại, thử thách trên đường đời. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống.

Có ý chí là chìa khóa để đưa ta đến thành công. Tuy nhiên ngoài ý chí ra chúng ta cần phải biết vận dụng óc thông minh sáng tạo của mình để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Ngoài ra trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết dung hòa giữa lí trí và tình cảm để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc.

Ý chí đưa ta đến thành công vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực. Chúng ta cần phải học tập thật tốt, rèn luyện bản thân mình. Đồng thời chúng ta cần phải đề ra các mục đích cao đẹp và quyết tâm thực hiện. Đồng thời không được nản chí trước khó khăn, tìm ra các phương pháp để thực hiện và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Câu tục ngữ “có chí thì nên” bao hàm ý nghĩa sâu xa. Qua đó, ông cha ta đã khuyên nhủ chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại để đạt được thành công.

Bình luận (1)
Lê Thịnh Chuột
11 tháng 2 2017 lúc 20:44

Để có được ngày hôm nay ông cha ta đã phải vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ. Để có được thành công con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên."

Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.

Những tấm gương trong cuộc sống mà thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…

Đó là những tấm gương của người nước ngoài còn ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệthanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…

Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽđược đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.

Bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý đúng đắn nhất cho thế hệ trẻ, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, cuộc sống sẽ ấm lo hạnh phúc hơn.

Bạn tham khảo nha!Chúc bạn học tốt!vui

Bình luận (0)
Ngọc Thái
11 tháng 2 2017 lúc 22:52

“Chí” là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.- “Nên” là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong mọi việc.- “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào?

Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.Có chí thì nên – : một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc.

Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực.

Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự rang buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người.Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Có chí thì nên: họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”.

Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LƯỜI ĐẶƬ ƬÊП.
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Thanh Nhật Nguyễn
Xem chi tiết
Trường bảnh
Xem chi tiết
tấn phát huỳnh
Xem chi tiết
Phượng Trần
Xem chi tiết
nguyễn manh
Xem chi tiết
Bangtan Sonyeondan
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết