Lập dàn ý cho đề văn: Kể về một thầy giáo hay một côgiáo mà em quý mến. - Văn Tự Sự - Kể Chuyện - Lớp 6
a. Mở bài
- Ngợi ca về thầy giáo, cô giáo: có thể trích dẫn một câu hát, một bài ca dao, một câu thơ...
- Giới thiệu và khẳng định người thầy (cô) giáo mà em sắp kể là một người đáng quý đáng trọng như vậy: đó là thầy giáo, cô giáo, dạy em lớp mấy, là giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn?
- Bày tỏ tình cảm đối với thầy (cô) giáo ấy: yêu quý như người cha (người mẹ) thứ hai; rất quý mến vì đã để lại cho em nhiều bài học sâu sắc.
Thân bài
- Giới thiệu tên, tuổi thầy (cô).
- Miêu tả một vài nét về ngoại hình người thầy (cô) mà em yêu quý (chỉ miêu tả những nét nổi bật nhất, dễ gây ấn tượng: đôi bàn tay, mái tóc, đôi mắt...).
Những nét về ngoại hình có thể không viết thành đoạn văn riêng mà kết hợp miêu tả trong những đoạn văn viết về tác phong, lối sông của thầy (cô) đó.
- Kể về tác phong, lối sống, tính cách... của thầy (cô).
Những đặc điểm nổi bật, có gắn bó mật thiết với công việc của thầy (cô) giáo nhằm làm nổi bật tác phong, lối sống... sư phạm mẫu mực của thầy (cô). Chẳng hạn: lên lớp đúng giờ, giảng bài nhiệt tình, yêu thương học sinh, sống giản dị,...
Cần lưu ý để tránh việc kể lể, sa vào liệt kê những đặc điểm của thầy (cô). Sau khi đưa ra những nhận định về tác phong, lối sống cần có những dẫn chứng minh hoạ sinh động. Chẳng hạn: Cô giáo em sống rất giản dị. Cô thường đến trường bằng một chiếc xe đạp mi ni màu xanh. Khi chúng em hỏi tại sao cô không đi xe máy (điều kiện kinh tế của gia đình cô cũng rất ổn định). Cô cười nói ràng: “Nhà cô gần như vậy đi xe đạp là được rồi!...”.
- Đối với em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với thầy(cô) giáo đó là gì?
Hình ảnh thầy (cô) trong những kỉ niệm đó hài hoà với tác phong, lối sống của thầy (cô) mà em đã kể. Đó có thể là việc thầy cô đến nhà động viên em học tập; là sự tận tình giúp đỡ em học trên lớp; là sự nhắc nhở em chú tâm học tập,...
- Tình cảm của em đối với thầy (hay cô) giáo đó ra sao? (có thể viết riêng thành một đoạn văn hoặc kết hợp thể hiện trong những đoạn văn trên).
- Bài học về cách sống mà thầy cô đã mang lại cho em.
Từ tấm gương của thầy cô, em đã rút ra được bài học gì về cách sống ? (có trách nhiệm với công việc, biết yêu thương mọi người,...).
c. Kết bài:
-Những suy nghĩ khái quát, sâu sắc về tình cảm thầy trò: đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý; những người thầy, cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy người (cách sống, tác phong...).
Bạn có thể tham khảo về bài văn của mẹ .
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc lóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài: Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.