Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
이은시

ĐỀ 2 :

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

'' Cả làng im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một mồm hai.

Người ta bảo:''Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà''. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được (...)

Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi cũng không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca . Bà nói những câu sao mà đúng thế ''

a. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên

b. Trong câu '' Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi cũng không biết '' tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?

c. Tìm ít nhất 2 thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích

d. Trong các từ : im ắng , rủ rỉ , học hành , lặng lẽ . Từ nào là từ ghép , từ láy ?

Câu 2. Tự trọng là một phẩm chất cần có của con người. Viết bài văn ngắn thể hiện suy nghĩ của em về lòng tự trọng

Mạnh Tuấn
9 tháng 2 2020 lúc 19:44

có ny chưa bn

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Linh Phương
9 tháng 2 2020 lúc 21:08

ĐỀ 2 :

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

'' Cả làng im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một mồm hai.

Người ta bảo:''Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà''. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được (...)

Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi cũng không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm hàng nghìn câu ca . Bà nói những câu sao mà đúng thế ''

a. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên
=>Người ta bảo:''Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà''

b. Trong câu '' Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi cũng không biết '' tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ?
=>BPTT: Nói quá

c. Tìm ít nhất 2 thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích
-hiền như đất
-hiền như chiếc bóng

d. Trong các từ : im ắng , rủ rỉ , học hành , lặng lẽ . Từ nào là từ ghép , từ láy ?
- Từ ghép:học hành
-Từ láy:im ắng, rủ rỉ, lặng lẽ


Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
9 tháng 2 2020 lúc 21:20

2)Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
WHY.
Xem chi tiết
Kim Anh nè
Xem chi tiết
Ciara Williams
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
HâNYuKi
Xem chi tiết
Ngọc ngọc
Xem chi tiết
mỹ trinh
Xem chi tiết
Long Đức Trần Tran
Xem chi tiết