Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Như

Đề 1:dựa vào các văn bản Chiếu Dời Đô,hãy nêu suy nghĩ của e về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn đối vs vận mệnh đất nước ( hoặc văn bản Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn ).

Đề 2 :từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nhĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

Đề 3: câu nói của M. Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho e những suy nghĩ gì?.

P/s: e đang cần gấp, mai là KT rồi ạ, mọi ng viết ngắn ngắn thôi nhé đừng quá nhìu, e cảm ơn ạ !

minh nguyet
21 tháng 3 2019 lúc 22:06

Tham khảo:

Đề 1:

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo, tức vua quan trọng triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.

- Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ’ của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

1. Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

- Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “ .. các khanh thấy thế nào?”.

- Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.

- Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...

- Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

- Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thu như Hoa Lư.

- Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đinh, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

2. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc Tuấn

- Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc.

- Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu.

- Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà.

- Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bằng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua.

- “Hịch tướng sĩ’ ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: “dù trăm thản này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"

- Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thẳng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

III. KẾT BÀI

- Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.

- Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.



Bài văn:

Thời đại nào cùng vậy, phong kiến, tư bản dân chủ cùng đều phải có người lãnh đạo. Con người ấy sẽ dẫn dắt những người khác, dạy cho họ, giúp cho họ làm được những điều tốt cho đất nước, cho xã hội. Ngày trước nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh dạo, tức vua quan trong triều đình, càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia. Qua tìm hiểu về hai vãn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uân và “Hịch tướng sĩ" của vị Ọuốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

“Quan nhất thời, dân vạn đại”, tức vua quan chỉ đơn thuần là người lãnh đạo, còn cái gốc rễ của nước nhà chính là nhân dân. Cả hai vị vua - vương anh minh Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều hiểu rõ điều ấy. Bài chiếu “Chiếu dời đô", tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bổ mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “... các khanh thấy thế nào?”. Còn bài “Hịch tướng sĩ' của Trần Quốc Tuấn lại đưa ta đến một khía cạnh khác của thời đại, là thời loạn lạc, nước mất nhà tan. Lúc ấy, chỉ có quân tướng, binh sĩ, nhân dân trên dưới một lòng, quyết tâm quét sạch bóng quân thù thì cuộc kháng chiến mới có thể thành công, và Trần Quốc Tuấn chính là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết. “Hịch tướng sĩ" của ông là bài hịch văn kêu gọi tướng lĩnh và binh sĩ, không hề mang tính chất áp đặt, văn chương không hề hào nhoáng, bóng bẩy nhưng lại chạm được vào con tim yêu nước của hàng vạn người dân Việt Nam nhờ sự mộc mạc của Trần Quốc Tuấn, vốn là một người cùa hoàng tộc, đặt minh vào vị trí của dân chúng: “Không những sản nghiệp của ta tiêu tan... mà nhà của các ngươi cùng không còn...”.

Dân chúng là cội nguồn của quốc gia, còn người lãnh đạo sẽ nâng đỡ cái cội nguồn đó. Thuận được lòng dân, đối đãi họ một cách hợp lí thì lo gì đất nước không hưng thịnh, trường tồn. Một người lãnh dạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lớn lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế. Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ờ đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió Hoà, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm n0, muôn vật phong phú tôat tươi,... theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là ’’kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thủ như Hoa Lư. Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm, và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đình, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc. Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với sổ thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu. Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khoá cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà. Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bàng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua. Rồi sau đó. “Hịch tướng sĩ” ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: "Dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”. Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Ọuốc Tuấn đã cầm được phần thắng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

Ngoài những vị minh tướng, minh quân, luôn có những vị vua, vị tướng chỉ biết nhu nhược, ăn chơi và tỏ ra yếu hèn: Lê Ngọa Triều vì quá sa đọa mà lên thiết triều chỉ nằm, chứ không ngồi; Mạc Đăng Dung tự trói mình rồi đi sang Trung Quốc, dâng đất nước cho Bắc quốc;... Những con người ấy, đã làm cho vận nước lung lay, thậm chí bán nước chỉ để lo cho mạng sống, của cải của bản thân. Lúc đó, luôn có một đấng minh quân mới sẽ cứu giúp, như một quy luật: thịnh rồi suy, suy rồi thịnh của đất nước.

Thời hiện đại, không còn như thời phong kiến nữa. Tuy nhiên, đâu đâu cũng có nhà lãnh đạo, đó chính là Đảng và Chính phủ. Những con người ấy vẫn đang cần mẫn ngày đêm giúp ích cho Tổ quốc, cũng giống như những vị anh minh thời xưa .Tôi sẽ cố gắng học tập theo họ để sau này có thể trớ thành một người có ích, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

“Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ’ cùng các vị lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn hay Trần Ọuốc Tuấn đã gợi cho tôi thật nhiều suy nghĩ. Tóm lại, có thể nó rằng: những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.

Câu 2:

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


Câu 3:

M.Go-rơ-ki là một nhà văn, một nhà hoạt động chính trị người Nga, ông là một nhà văn xuất sắc, các tác phẩm của ông được các bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống" đã tác động đến các bạn trẻ rất nhiều.

Vậy sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hoá của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, những kinh nghiệm được đi kết quả các thế hệ ở mọi lĩnh vực. Vậy sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tại sao sách là con đường sống? Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Và khi đó, nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Từ sách cổ xưa, ta lại nghiên cứu sâu hơn về những điều bí ẩn trong cuộc sống mà chưa khám phá hết được. Và với những kiến thức vốn có sẵn, ta có thể tìm ra những lối đi thích hợp trong đời sống của con người.

Vậy sách có tác dụng gì? Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích. Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau. Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trẽn thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...

Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi, tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

Sách là một vật rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Nhờ sách soi sáng mà ta có thể đi đúng hướng tiến lên phía trước hướng gần đến tương lai và thành công hơn nữa. Ngày nay, vẫn có nhiều phương pháp học khác nhau như học qua In-tơ-nét, qua trang web. Nhưng đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất vì nó bồi dưỡng kiến thức rõ hơn, ta sẽ hiểu hơn và cố gắng rèn luyện nề nếp học tập như câu nói của M.Go-rơ-ki.



Các câu hỏi tương tự
Quyen Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Đông Hưng
Xem chi tiết
hương"ss giang"ss
Xem chi tiết
le quoc bao
Xem chi tiết
Ngọc Ánh Trương
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Linh
Xem chi tiết
Tôn Tuệ Như
Xem chi tiết
Trần Khang Minh
Xem chi tiết
Qig Chen
Xem chi tiết