Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Lê Hoàng

Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn bàn về mối quan hệ giữa gia tăng dân số và sự phát triển xã hội, trong đó có sử dụng một tình thái từ, ít nhất một câu ghép.

Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn đưa ra các đề xuất của bản thân để hạn chế việc hút thuốc lá nơi công cộng, trong đó có sử dụng trợ từ, thán từ, ít nhất một câu ghép.

Đề 3: Viết một đoạn văn ngắn đưa ra các giải pháp để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông, trong đó có sử dụng trợ từ, thán từ, ít nhất một câu ghép.

(*Mai kiểm tra rồi ạ, mong mau nhận được giúp đỡ! Đừng chép trên mạng ạ, nếu không muốn viết thì cũng có thể gợi ý. Cảm ơn trước ạ*)

Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 23:01

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.



Huỳnh lê thảo vy
13 tháng 12 2018 lúc 12:44

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.



Anh Qua
13 tháng 12 2018 lúc 12:45

Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi nilon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nilon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độcTheo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nilon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu.Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định các loại túi giấy, giấy, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người. Một số túi nilon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học. Hình ảnh túi nylon bay lung tung khắp nơi, mắc vào cây cối hay hàng rào quả là chướng mắt và đáng buồn khi đây là thực tế ở rất rất nhiều nơi.

halinhvy
13 tháng 12 2018 lúc 13:50

đề 2:Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiện và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bệnh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rưởi góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.
đề 3:Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.

Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan

Trong trào lưu chung của Thế Giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường ngày một gia tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “nói không với túi nilon”, “ngày không túi nilon” và đặc biệt vào sáng ngày 16/9/2011 tại TP Hồ Chí Minh, có cuộc Hội thảo “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân huỷ”. TS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục Tổng cục Môi trường tham dự và chủ trì. Nhằm định hướng một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải là các loại bao bì túi nilon khó phân huỷ; sự cần thiết của việc sản xuất và sử dụng các loại túi nilon thân thiện với môi trường

Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống

Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Điều cần thiết hơn chính là việc phải tăng cường tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính hành động: Nói không với túi nilon


Các câu hỏi tương tự
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
Bạch Thỏ
Xem chi tiết
Thùy Trang Dương
Xem chi tiết
Ngân Đại Boss
Xem chi tiết
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Quân Kizou
Xem chi tiết
Lâm Huỳnh Mỹ Trang
Xem chi tiết
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
8/3-26- Nguyễn Thị Xuân...
Xem chi tiết