Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Văn bản ngữ văn 11

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuongmiss

Đề 1 thuyết minh về tác giả Nguyễn Đình chiểu

Đề 2 phân tích phần thích thực của văn bản văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Đề 3 phân tích phần ai vãng của văn bản văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Đề 4 phân tích tác phẩm chiếu Cầu Hiền

Diệu Huyền
1 tháng 10 2019 lúc 22:08

Tham khảo:

Trong nền văn học Việt Nam, hiếm có nhà thơ nào vừa tài năng vừa đức độ như Nguyễn Đình Chiểu. Ông là một nhà thơ lớn của dân tộc ta với những áng văn chương bất hủ mang đậm giá trị văn học Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu (hay được gọi là cụ Đồ Chiểu) sinh năm 1822 trong một gia đình phong kiến tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định và mất vào năm 1888. Tuy là một nhà thơ lớn của dân tộc nhưng cuộc đời ông lại lắm những gia truân, lận đận ngược xuôi. Là con đầu lòng trong một gia đình đông con, lại là con của vợ lẽ nên từ bé cuộc sống của ông đã cơ cực, vất vả. Năm lên 11, khi Nam Kì bị chiếm, cha gửi ông ra Huế ở nhờ nhà người bạn. Sau 8 năm, theo học tại nơi đây, ông trở lại miền Nam chăm lo đèn sách chờ ngày thi hương. Năm 1843, ông đỗ tú tài khi ấy ông mới 21 tuổi. Năm 1846,ông lại quay về Huế ôn thi hội. Ba năm sau đó, vừa đúng lúc ngày thi cận kề thì cũng là lúc ông nhận được tin mẹ mình qua đời. Ông lập tức về Nam chịu tang mẹ, bỏ dở dang việc thi cử. Trên đường vế quê, ông bị ốm. Vì đường xá xa xôi, tiết trời oi bức, bệnh ông càng trở nặng, lại thêm nỗi đau vừa mất mẹ, thương khóc quá nhiều nên chẳng may ông bị mù cả hai mắt. Thế là giấc mộng công danh đã không thành, thân lại còn mang khiếm khuyết. Những tưởng tương lai, uộc đời ông đến đây là chấm hết, cánh cửa cuộc đời như khéo lại. Thế nhưng, ông quyết không đầu hàng số phận, bằng chính nghị lực và ý chí của bản thân, ông đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ biến đau thương thành động lực tiếp tục phấn đấu, vươn lên làm chủ số phận mình. Sau đó, ông về Gia Định vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người dân.

Cuộc đời ông là một tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, sự bất khuất trước quân thù. Tuy không nhìn thấy ánh sáng, không thể trực tiếp tham gia kháng chiến chống giặc ngoài chiến trường nhưng ông vẫn luôn bàn bạc việc nước với Đốc binh và trao đổi thư tín với Trương Định. Khi tản cư về Ba Tri (Bến Tre), Nguyễn Đình Chiểu vẫn trao đổi với các chí sĩ yêu nước và thường sáng tác những bài thơ phục vụ cho kháng chiến, động viên tinh thần chiến đấu của các anh chiến sĩ bộ đội ngoài sa trường. Mặc dù, nhiều lần ông bị bọn thực dân Pháp dụ dỗ mua chuộc nhưng ông vẫn luôn cự tuyệt và tiếp tục tham gia vào cuộc kháng chiến.

Trước khi ra đi, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm nổi bật, mang đậm tư tưởng đạo lí, bản sắc văn hóa dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu như là: “Dương Từ-Hà Mậu”, “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,… đã góp phần tạo nên tên tuổi của ông như ngày hôm nay. Đặc biệt nhất là tác phẩm “Lục Vân Tiên” là một tuyệt tác đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện cũng chính là hình ảnh ẩn dụ của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu và cuộc đời đầy truân chuyên, sóng gió của chàng Lục Vân Tiên cũng chính là cuộc đời của ông ngoài đời thực. Dưới ngòi bút tài ba của Nguyễn Đình Chiểu, các nhân vật từ chính đến phụ, phản diện hay chính diện trong truyện đều được ông khắc họa một cách tinh tế, manh những màu sắc rất riêng biệt và đa dạng. Các tác phẩm của ông đều truyền đến cho đọc giả những giá trị đạo đức, đạo lí làm người trong cuộc sống.

Nguyễn Đình Chiểu sẽ luôn là một nhà thơ lớn của dân tộc ta và những áng thơ của ông luôn mang một tầm ảnh hưởng nhất định đến người dân Việt. Ông và những tuyệt tác của ông sẽ luôn sống mãi với thời gian trong trái tim mỗi người Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Đào Thị Hương Lý
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Hải
Xem chi tiết
Quang Huy Điền
Xem chi tiết
Camthuy Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Dì Ghẻ Yoo
Xem chi tiết
Ngô Vy
Xem chi tiết
Hân Gia
Xem chi tiết