Đề 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Trãi.
Đề 2: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm "Bình Ngô đại cáo":
Từngnghe
.....................
Chứng cớ còn ghi.
Đề 3: Chủ nghĩa yêu nước trong bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
giúp mk vs ạ
Đề 1:
I. Cuộc đời
- 1380 – 1442
- Tên hiệu: Ức Trai
- Quê quán: quê gốc ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Sau đó dời đến làng Nhị Khê, thuộc Thường Tín, Hà Nội.
-Xuất thân trong một gia đình danh giá, cả họ nội và họ ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa văn học.
+ Cha là Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh. Đã từng đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) dưới thời nhà Trần.
+ Mẹ là Trần Thư Thái, con của quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
-Những sự kiện lớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi:
+ Thuở nhỏ chịu rất nhiều mất mát:
_ 5 tuổi: mẹ mất
_ 10 tuổi: ông ngoại qua đời
+ 1400: thi đỗ Thái học sinh
->2 cha con ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
+ 1407: giặc Minh xâm lược, bắt Hồ Quý Ly cùng với một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh.
->Nguyễn Trãi thực hiện nguyên tắc đạo hiếu, đi theo cha đến tận cửa ải mong muốn thực hiện chữ hiếu. Nhưng cha dặn trở về lập chí trả thù cho nước, rửa nhục cho cha, như thế mới là đại hiếu
-> Nguyễn Trại bị giam lỏng ở thành Đông Quan.
+ Thời đại chống giặc Minh: Nguyễn Trãi trốn thoát khỏi thành Đông Quan, tìm đến Lam Sơn, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
->Nguyễn Trãi là cánh tay đắc lực của Lê Lợi, góp công lớn vào chiến thắng giặc Minh.
-> Cuối 1427, đầu 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để thông báo chiến thắng giặc Minh
+ Thời đại khủng hoảng của triều đại phong kiến.
Sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi rất hăm hở giúp dựng xây đất nước nhưng thái bình không lâu
->Mâu thuẫn nội bộ
-> Nguyễn Trãi bị nghi ngờ và không được tin dùng trong suốt 10 năm trời
-> Bất đắc chí, thậm chí bị bắt giam rồi lại được tha.
1439: xin về ở ẩn
1440 được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Trong lúc cũng đang hăng hái cống hiến thì xảy ra thảm án.
1442 xảy ra thảm án Lệ Chi Viên. Nhà vua trong chuyến du hành, ghé qua vườn vải của Nguyễn Trãi nghỉ đêm tại đây. Trong đêm đó, nhà vua bị cảm qua đời. Triều thần trong triều đình lập mưu vu oan cho Nguyễn Thị Lộ là người thiếp yêu của Nguyễn Trãi. Nguyễn Thị Lộ vốn là người vừa có tài vừa có sắc, Nguyễn Trãi lấy Nguyễn Thị Lộ năm ông 26 tuổi, bà 16 tuổi.
Nguyễn Thị Lộ được nhà vua sủng ái, phong chức lễ nghi học sĩ, để dạy nghi lễ cho cung nữ và đọc sách cho nhà vua.
->kết cục bi thảm: chu di tam tộc.
Đến nay vẫn tiếp tục nghiên cứu vụ án này. Có nhiều tài liệu khác nhau, có hai cách giải thích nổi bật.
+ Rắn báo oán: Nguyễn Thị Lộ là hiện thân của con rắn nên khi sinh ra có vảy ở bên sườn. Cha của Nguyễn Trãi sau khi đỗ đạt, về nhà dọn dẹp để mở lớp dạy học. Ông đã có một giấc mơ kì lạ: Có một người phụ nữ dẫn con đến, xin hãy thư thư cho vài hôm dọn nhà xong thì hãy dọn vườn. Nhưng Nguyễn Phi Khanh không để ý đến giấc mơ này, hôm sau học trò của ông vẫn dọn vườn và vô tình giết chết một ổ rắn con.
Khi Nguyễn Phi Khanh đọc sách, có một giọt máu của con rắn rơi từ xà nhà rơi xuống trúng chữ “tộc”, thấm qua bat rang. -> Nguyễn Thị Lộ là con rắn mẹ quay trở lại báo thù.
+ Xuất phát từ mối quan hệ trước đó giữa Nguyễn Trãi và Lê Thị Anh – hoàng hậu vợ nhà vua. Lê Thị Anh sinh ra con trai là Lê Nhân Tông, được phong là Thái tử. Trong lúc đó một người thiếp khác của vua là Ngoo Thị Ngọc Giao cũng mang bầu, nằm mơ thấy ngôi sao rơi vào bụng. Nghĩa là sẽ sinh ra một người cũng có thể nối nghiệp ngôi vua. Lê Thị Anh đã tìm cách để hãm hại Ngô Thị Ngọc Giao. Nhân khi ấy có một người thiếp khác dùng bùa chú để mong có con, Lê Thi Anh đã đổ vạ bùa chú ấy do Ngô Thị Ngọc Giao làm với mục đích giết vua -> bị voi giày đến chết.
Nguyễn Trãi biết chuyện đã nói với Nguyễn Thị Lộ để bà vào can gián với nhà vua, không giết Ngô Thị Ngọc Giao, bà được đưa đi ở nơi khác. Sau này sinh ra người con là Lê Tư Thành, chính là vua Lê Thánh Tông.
->Nguyễn Trãi gây ra mối hằn thù với Lê Thị Anh và Lê Thị Anh tìm cách trả thù.
1464: vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi
II. Sự nghiệp thơ văn
1.Những tác phẩm chính
Tuy số lượng tác phẩm hiện còn khá lớn nhưng đó chỉ là số lượng ít ỏi trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi vì sau thảm án, tác phẩm của ông đã bị tiêu hủy. Đến 1467 vua Lê Thánh Tông mới truyền lệnh sưu tầm lại những tác phẩm của ông nhưng bị thất lạc nhiều.
Để lại số lượng lớn ở các lính vực
- Lịch sử: Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục
- Quân sự, chính luận:
+Quân trung từ mệnh tập (tập hợp những thư từ, chiếu biểu gửi cho các tướng giặc)
+ Bình Ngô đại cáo.
- Địa lí: Dư địa chí – được đánh giá là cuốn sách địa lí cổ nhất của Việt Nam.
- Văn học
+ Chữ Hán: Ức Trai thi tập
+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập – tập thơ viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt đầu tiên của văn học dân tộc
->tập thơ đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất
- Trước Nguyễn Trãi, chúng ta chỉ có những tác phẩm chính luận xuất sắc, đến Nguyễn Trãi mới có nhà văn chính luận xuất sắc
- Số lượng tác phẩm khá lớn
- Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt: Nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
- Đặc sắc nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, sử dụng linh hoạt các bút pháp tùy theo mục đích, yêu cầu, đối tượng.
=> Những áng văn chính luận mẫu mực.
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
- Tác phẩm hiện còn: 2 tập thơ
- Giá trị nội dung: ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng lỗi lạc, vừa là con người trần thế
+ Người anh hùng vĩ đại:
_ Lí tưởng của người anh hùng: hòa quyện giữa nhân nghĩa và yêu nước thương dân
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
_ Ý chí chống ngoại xâm và chống lại cường quyền, bạo lực
_ Phẩm chất tốt đẹp tượng trưng cho người quân tử: dáng ngay thẳng của cây trúc, vẻ thanh tao, trong trẻo của cây mai, sức sống khỏe khoắn của cây tùng
=>Những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử hướng đến mục đích giúp nước giúp dân
+ Con người trần thế, đời thường bình dị:
_ Mang nỗi đau của con người bình thường
++ đau đớn trước nghịch cảnh của xã hội cũ.
++ Đau đớn trước thói đời đen bạc
Ví dụ:
- Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
- Bui một lòng người cực hiểm thay
_Yêu lòng yêu của con người bình thường
++ Yêu thiên nhiên
Ví dụ:
- Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
Giáo gươm chìm gãy bão bao tầng
(Cửa biển Bạch Đằng)
- Những hình ảnh lảnh mồng tơi, cây núc nác
++ Tình nghĩa vua tôi, cha con, bạn bè sâu nặng
=>Con người trần thế trong người anh hùng đã giúp nâng tầm người anh hùng dân tộc lên người anh hùng nhân loại.
*** Kết luận:
-Nguyễn Trãi là một hiện tượng văn học, kết tinh những thành tựu của văn học Lí Trần, vừa mở đường cho giai đoạn phát triển mới.
- Nội dung: Văn chương của Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
- Nghệ thuật: có đóng góp về thể loại và ngôn ngữ.
Đề 2:
1. Nêu luận đề chính nghĩa a, Tư tưởng nhân nghĩa - Tư tưởng nhân nghĩa vốn của Nho giáo, đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Chữ “Nhân” của Khổng Tử, chữ “Nghĩa” của Mạnh Tử từ lâu đã trở thành nguyên lí đạo đức và chính trị để giai cấp phong kiến xác lập địa vị thống trị với nhân dân. Chính vì vậy, nó gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.
|