Đây là câu hỏi của mình:
1. Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
2. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi kinh tế, phát triển văn hóa dân tộc?
3. Hãy nêu những cống hiến tô lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc những năm 1771-1789
4. Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.
5. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc? Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung?
6. Bắc triều được thành lập như thế nào?
7. Nguyễn Ánh đã chia các đơn vị hành chính của nước ta như thế nào?
Ai làm đúng mình tick cho
1
Nguyên nhân thắng lợi:
Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại tự do cho đất nước.
Tất cả tầng lớp nhân dân ko phân biệt già trẻ, nam nữ đều tham gia chống giặc. Các thành phhần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ tiếp lương thực cho nghĩa quân.
Nhờ vào dđường lối chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưuđứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
Ý nghĩa lịch sử:
Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc.
2
-Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ban bố "chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Quang Trung bãi bỏ nhiều thứ thuế.
- Ông yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải thông chợ búa không để hàng hóa ứ đọng làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
- Về văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung ban bố " chiếu lập học".
- Các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Vua quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết cho cả nước.
- Ông cho dịch sách chữ hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
3
- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
4
Nguyên nhân:
- Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - -
- Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi.
-Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
Ý nghĩa lịch sử:
Ý nghĩa lịch sử:
– Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập đất nước.
5
-Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ban bố "chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
- Quang Trung bãi bỏ nhiều thứ thuế.
- Ông yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải thông chợ búa không để hàng hóa ứ đọng làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.
- Về văn hóa, giáo dục, vua Quang Trung ban bố " chiếu lập học".
- Các huyện xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
- Vua quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết cho cả nước.
- Ông cho dịch sách chữ hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.
-Vua Quang Trung đã từng nói: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Cùng với việc ban bố Chiếu lập họccho thấy:
- Sự coi trọng chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà và coi trọng sử dụng người hiền tài, từ đó đề cao việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ các cấp làng xã đến phủ huyện.
- Tư tưởng đề cao việc dạy học cùng với hoài bão muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài, tri thức góp phần xây dựng đất nước hùng mạnh.
6
Nhà Lê suy yếu , các thế lực phong kiến diễn ra quyết liệt. Lợi dụng tình hình đó, 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc.
=> Là cơ sở hình thành Bắc triều.
7
- Các năm 1830 - 1832, nhà Nguyễn chia nước ta 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc ( thừa thiên )