Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thành Trung Nguyễn Bá

Dấu tích còn lại của Hội An ( TK16-17 )? Giúp mình với

Vương Hương Giang
16 tháng 4 2022 lúc 12:35

mình tham khảo ở các bài báo nè :

Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng một số đồ sành sứ của Trung Quốc và Việt Nam thuộc thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích kiến trúc gỗ, cống thoát nước bằng gạch và đường lát đá tại khu vực phía Đông Chùa Cầu. Theo nhận định ban đầu, đây có thể là vết tích của cây cầu gỗ trước đây đã bị hư hại do hỏa hoạn, sau này các lớp cư dân Nhật, Hoa, Việt xây dựng cây cầu mới, trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo đã trở thành Chùa Cầu như hiện nay.

Các đợt khai quật cũng làm xuất lộ nhiều dấu tích cư trú, kiến trúc và di vật quan trọng, trong đó có các kiến trúc gạch đã bị đổ nát và dấu tích bếp lò của một móng nhà vào khoảng thế kỷ 17 đã bị phù sa bồi lấp theo thời gian. Theo nhận định ban đầu, dấu tích để lại cho thấy một thương cảng Hội An từ thế kỷ 17 đến 18 rất sầm uất, tập trung nhiều thương nhân đến từ Nhật Bản và Trung Quốc.

 
Huỳnh Kim Ngân
16 tháng 4 2022 lúc 12:36

bạn tham khảo nha.

1. Lịch sử phố cổ Hội An vào thế kỉ 16

Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át.

Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.

2. Lịch sử phố cổ Hội An vào thế kỉ 17

Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó.

Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng… và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương… Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17.

chúc bạn học tốt.


Các câu hỏi tương tự
Thành Trung Nguyễn Bá
Xem chi tiết
Lê Ngọc Vy
Xem chi tiết
Q Tie
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
_Ya_Ya_ aRmY_BtS
Xem chi tiết
Bùi Thúy Nga
Xem chi tiết
Bộ Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết