Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Bắc Nguyệt

Dạng 4: Một số bài tập áp dụng công thức cơ bản:
a) Hòa tan hết 5,6 g sắt vào dung dịch axit sunfuric 40%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng, thể tích khí thoát ra (đktc).
b) Cho 50ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Tính nồng độ mol của các chất tạo thành.
c) Cho 13g Zn tác dụng với axit clohiđric. Sau phản ứng thấy có khí thoát ra, người ta thu khí vào bình và cho chúng tác dụng với một lượng O2 dư. Tính khối lượng chất tạo thành.
d) Cho 5 gam hỗn hợp bột hai muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa với dung dịch HCl dư tạo thành 448ml khí (đktc). Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
e) Ngâm bột magie dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
1. Cho A tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
f) Hoà tan 0,56 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư.
a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b/ Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra (đktc).
g) Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (đktc).
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
3. Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 gam hỗn hợp
( Mg = 24 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; H = 1 )

h) Trung hòa 20ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%

1.Viết PTPƯ xảy ra?

2.Tính số gam dung dịch NaOH đã dùng

3.Thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% có khối lượng riêng là 1,045g/ml. Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng để trung hòa dung dịch H2SO4 đã cho?

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:04

a. Hòa tan hết 5,6 g sắt vào dung dịch axit sunfuric 40%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng, thể tích khí thoát ra (đktc).

\(m_{Fe}=\frac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\\ PTHH:Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\\ m_{ddH_2SO_4}=\frac{\left(98.0,1\right).100\%}{40\%}=24,5\left(g\right)\\ m_{ddspu}=5,6+24,5=30,1\left(g\right)\\ C\%_{ddspu}=\frac{0,1.152}{30,1}.100\%=50,49\left(\%\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:07

b. Cho 50ml dung dịch H2SO4 2M tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Tính nồng độ mol của các chất tạo thành.

\(n_{H_2SO_4}=0,05.2=0,1\left(mol\right)\\ PTHH:H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4+2HCl\\ V_{BaCl_2}=22,4.0,1=2,24\left(l\right)\\ V_{ddspu}=0,05+2,24=2,29\left(l\right)\\ C_{M_{BaSO_4}}=\frac{0,1}{2,29}=0,04\left(M\right)\\ C_{M_{HCl}}=\frac{0,2}{2,29}=0,09\left(M\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:09

c. Cho 13g Zn tác dụng với axit clohiđric. Sau phản ứng thấy có khí thoát ra, người ta thu khí vào bình và cho chúng tác dụng với một lượng O2 dư. Tính khối lượng chất tạo thành.

\(n_{Zn}=\frac{13}{65}=0,2\left(mol\right)\\ PTHH:Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\\ PTHH:H_2+\frac{1}{2}O_2\underrightarrow{t^o}H_2O\\ Theo.pt:\Rightarrow n_{Zn}=n_{H_2}=n_{H_2O}=0,2\left(mol\right)\\ m_{H_2O}=0,2.18=3,6\left(g\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:12

d. Cho 5 gam hỗn hợp bột hai muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa với dung dịch HCl dư tạo thành 448ml khí (đktc). Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

\( PTHH:CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\\ PTHH:CaSO_4+HCl\rightarrow kpu\\ n_{CO_2}=\frac{0,448}{22,4}=0,02\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{CaCO_3}=0,02\left(mol\right)\\ m_{CaCO_3}=100.0,02=2\left(g\right)\\ m_{CaSO_4}=5-2=3\left(g\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:15

e. Ngâm bột magie dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.................(đề là gì nữa, chắc tính mA và mB đúng k)

\(n_{AgNO_3}=1.0,01=0,01\left(mol\right)\\ PTHH:Mg+2AgNO_3\rightarrow2Ag+Mg\left(NO_3\right)_2\\ m_{Ag}=0,01.108=1,08\left(g\right)\\ m_{Mg\left(NO_3\right)_2}=0,01.148=1,48\left(g\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:22

Giờ mới đọc đề lại, nhầm :'')

e. Ngâm bột magie dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
1. Cho A tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

\(n_{AgNO_3}=1.0,01=0,01\left(mol\right)\\ PTHH:Mg+2AgNO_3\rightarrow Mg\left(NO_3\right)_2+2Ag\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{AgNO_3}=n_{Ag}=0,01\left(mol\right)\\n_{Mg}=n_{Mg\left(NO_3\right)_2}=5.10^{-3}\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(1.PTHH:Ag+HCl\rightarrow kpu\\ m_{cr}=m_{Ag}=0,01.108=1,08\left(g\right)\)

\(2.PTHH:Mg\left(NO_3\right)_2+2NaOH\rightarrow2NaNO_3+Mg\left(OH\right)_2\downarrow\\ \Rightarrow n_{NaOH}=2.n_{Mg\left(NO_3\right)_2}=2.5.10^{-3}=0,01\left(mol\right)\\ \Rightarrow V_{NaOH}=\frac{n}{C_M}=\frac{0,01}{1}=0,01\left(l\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:24

f. Hoà tan 0,56 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra (đktc).

\(n_{Fe}=\frac{0,56}{56}=0,01\left(mol\right)\\ PTHH:Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\\ m_{FeSO_4}=0,01.152=1,52\left(g\right)\\ V_{H_2}=22,4.0,01=0,224\left(l\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:28

g. Cho 4,4 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (đktc).
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
3. Phải dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M đủ để hoà tan 4,4 gam hỗn hợp
( Mg = 24 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; H = 1 )

\(n_{Mg}=x\\ n_{MgO}=y\\ PTHH:Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\\ PTHH:MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\\ hpt:\left\{{}\begin{matrix}24x+40y=4,4\\22,4x=2.24\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=0,1\\y=0,05\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Mg}=24x=24.0,1=2,4\left(g\right)\\m_{MgO}=40y=40.0,05=2\left(g\right)\end{matrix}\right.\\ \sum n_{HCl}=2x+2y=2.0,1+2.0,05=0,3\left(mol\right)\\ V_{HCl}=\frac{n}{C_M}=\frac{0,3}{2}=0,15\left(l\right)=150\left(ml\right)\)

Kiêm Hùng
11 tháng 8 2019 lúc 12:33

h. Trung hòa 20ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%

1.Viết PTPƯ xảy ra?

2.Tính số gam dung dịch NaOH đã dùng

3.Thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% có khối lượng riêng là 1,045g/ml. Tính thể tích dung dịch KOH cần dùng để trung hòa dung dịch H2SO4 đã cho?

\(PTHH:H_2SO_4+2NaOH\rightarrow Na_2SO_4+2H_2O\\ n_{H_2SO_4}=0,02.1=0,02\left(mol\right)\\ m_{NaOH}=\left(0,02.2\right).40=1,6\left(g\right)\\ m_{ddNaOH}=\frac{1,6.100\%}{20\%}=8\left(g\right)\\ PTHH:2KOH+H_2SO_4\rightarrow K_2SO_4+2H_2O\\ m_{KOH}=\left(0,02.2\right).56=2,24\left(g\right)\\ m_{ddKOH}=\frac{2,24.100\%}{5,6\%}=40\left(g\right)\\ V_{KOH}=\frac{m}{D}=\frac{40}{1,045}=38,28\left(ml\right)\)
B.Thị Anh Thơ
11 tháng 8 2019 lúc 23:07

b) nH2SO4 = 0,05.2 = 0,1 mol
H2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2HCl
0,1 ----------------------> 0,1 ---> 0,2
=> CmBaSO4 = 0,1/0,05 = 2 M
CmHCl = 0,2/0,05 = 4M

c) nZn = 13/65 = 0,2 mol
Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2
0,2 ----------------------> 0,2
=> 2H2 + O2 --> 2H2O
0,2 -----------> 0,2
mH2O = 0,2.18 = 3,6 g

B.Thị Anh Thơ
11 tháng 8 2019 lúc 23:07

d) nH2 = 0,448/22,4 = 0,02mol
CaCO3 + 2HCl --> CaCl2 + H2O + CO2
0,02 <------------------------------------ 0,02
CaSO4 + 2HCl --> CaCl2 + H2SO4
=> mCaCO3 = 100.0,2 = 2 g
=> mCaSO4 = 5 - 2 = 3 g

e) 2AgNO3 + Mg → 2Ag + Mg(NO3)2
chất rắn A là Ag
dd B là Mg(NO3)2


Các câu hỏi tương tự
GÀ MỜ
Xem chi tiết
Nguyễn Nho Bảo Trí
Xem chi tiết
Phạm Tiến Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Tùng Dương
Xem chi tiết
Huỳnh Lâm Bảo Châu
Xem chi tiết
Mây Mây
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm
Xem chi tiết
Tớ Học Dốt
Xem chi tiết
MinNemNui
Xem chi tiết