Dẫn H2 đến dư đi qua 66,8 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 52,4 gam chất rắn. Mặt khác 0,325mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 550ml dung dịch HCl 2M. Tính số mol các chất trong hỗn hợp X?
Dẫn lượng dư khí CO đi qua 25,6 (g) hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 20,8 (g) chất rắn. Mặt khác, để hòa tan hết 0,15 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 450ml dung dịch HCl 1M. Viết các PTHH xảy ra và tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 4,368 lít khí H2 đktc. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư axit
b, Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Dẫn luồng khí H2 dư đi qua ống sứ dựng 5,92g hổn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO nung nóng . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,96g chất rắn . Hòa tan lượng X trên bằng 110ml dd HCl 2M vừa đủ . Tính phần trăm số mol mỗi chất trong hỗn hợp X
Thổi 8,96 lít CO (đktc) qua 16 gam một oxit sắt nung nóng. Dẫn toàn bộ khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 30 gam kết tủa trắng CaCO3, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1) Tính khối lượng Fe thu được.
2) Xác định công thức oxit sắt.
Hỗn hợp A gồm Al2O3, Fe3O4 và Cu. Cho khí H2 dư qua m gam A nung nóng. Sau khi pahnr ứng xảy ra hoàn toàn thu được 34g chất rắn. Mắt khác, m gam A tác dụng vừa đủ với 400g dung dịch HCl 12,41%. Sau phản ứng thu được dung dịch B và phần chất rắn không tan có khối lượng bằng 8,18% khối lượng A ban đầu
a) Tính thành phần % theo khối lượng của các chất trong A
b) Tính nồng độ % của các chất trong B
c) Cho dung dịch NaOH dư vào B, lọc lấy kết tủa rồi đem nung nóng trog không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Xác định giá trị của m
Thỏi dòng khí co đi qua ống sứ chứa 6,1g hh A gồm cuo al2o3 và oxit của kl R đốt nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng là 4,82g . Cho toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150ml dd hcl 1M thu đc 1,008 lít khí h2 và 1,28g chất rắn ko tan. Xác định R
B1: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch X và a mol H2. Hãy cho biết trong số các chất sau: Al2O3, NaOH, Na2SO4, AlCl3, Na2CO3, Mg, NaHCO3 và Al, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch X nói trên. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
B2: Hỗn hợp X gồm các chất: BaCO3, CuO, MgO, Fe(OH)3, Al2O3. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp sau nung, thu được khí B và chất rắn C. Cho C vào nước dư, thu được dung dịch D và phần không tan E. Cho E vào dung dịch HCl dư thu được khí F, chất rắn không tan G vào dung dịch H. biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a, hãy xác định thành phần B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b, từ hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO. Bằng phương pháp hóa học hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp ( khối lượng các oxit trước là sau khi tách không đổi).