Thái Bình không chỉ nổi tiếng là quê hương của “chị hai năm tấn”, mà từ truyền thống tới hiện tại Thái Bình vẫn được nhắc tới là cái “nôi chèo”, “đất chèo”. Hát chèo đã trở thành nghệ thuật khá đặc sắc của Thái Bình
Để nghiên cứu chèo Thái Bình phải đặt nó trong cơ địa sinh thành, trong sự giao lưu văn hóa, trong các lễ hội dân gian… và nhiều yếu tố liên quan khác. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính của tỉnh Thái Bình hiện nay, mà là sự cộng hưởng của nhiều yếu tố văn hóa nội sinh và văn hóa ngoại sinh.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông nước với môi trường sinh thái tự nhiên thuận lợi cho nghệ thuật chèo nảy mầm và phát triển. Cùng với quá trình mở đất lập làng đã tạo cho cư dân Thái Bình có điều kiện để tiếp thu học hỏi những tinh hoa văn hóa mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc, nhưng vẫn giữ được “bản sắc riêng đậm đà”. Đó là văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ và phụ cận, cùng với những đợt di dân từ các miền đất khác tới Thái Bình, mà đặc biệt là từ Thanh Hóa ra và ngược lại. Đó là sự học hỏi tinh hoa văn hóa Trung Quốc trong suốt thời kỳ Bắc thuộc và nhiều thập kỷ sau. Tiếp đến là sân khấu Pháp thế kỷ 20, và nhiều sân khấu hiện đại sau Cách mạng tháng Tám… được bổ sung, chắt lọc, và học hỏi nghiêm túc của bao thế hệ nghệ nhân với ý thức giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc văn hóa địa phương. Sở dĩ chèo Thái Bình ra đời và tồn tại tới ngày nay trước hết vì nó dựa trên nền tảng của những trò diễn xướng dân gian từ xa xưa và của dân ca, dân vũ đồng bằng Bắc bộ. Những trò diễn, điệu múa, lời ca, lời ru…hiện còn thấy được ở hội làng Thái Bình có quan hệ đến sự ra đời và tồn tại của chèo, đến hát chèo, múa chèo. Để khảo sát chèo không thể chỉ đi vào tìm hiểu một mặt, một thành tố mà phải sưu tầm, nghiên cứu toàn bộ các bộ môn tạo thành chèo bởi chèo là nghệ thuật nguyên hợp. Thêm vào đó, chèo lại là nghệ thuật trình diễn phi văn bản. Những Kịch bản mà chúng ta có trong tay lúc này đều là ghi chép hoặc phiên âm các văn bản của nghệ nhân, sớm nhất là vào cuối thế kỷ trước. Dù các văn bản đó sơ lược hay kỹ lưỡng thì vẫn luôn luôn là những bản trò còn sót lại của bao đời biểu diễn thêm bớt vào.
Trước Cách mạng tháng Tám số phường gánh hội chèo Thái Bình nở rộ khá đông đảo được hình thành, phát triển từ yêu cầu thưởng thức nghệ thuật của bà con lối xóm trong các hội làng, số phường gánh lớn mạnh thường gắn kết với số lễ hội có lịch sử lâu dài trong vùng thông qua những ước định về cúng tế lễ tiết hòa vào vô số ràng buộc của tín ngưỡng tập quán bản địa. Điều đó làm phong phú cả ý nghĩa và hình thức của những diễn xướng dân gian, tất yếu ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động của chèo, nếu không cũng tồn tại song song với ước muốn đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn nghệ thuật của dân chúng địa phương. Với ba vùng chèo: chèo Hà Xá, chèo Sáo Đền, chèo Khuốc, cùng với các nghệ nhân hát hay, diễn giỏi nổi tiếng: cụ Trùm Thịnh, cụ Lý Mầm, cụ Cả Tam, cả Ngũ, bác Năm Ngũ… chèo Thái Bình đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Vậy mà đến nay chỉ còn lại “Chèo làng Khuốc”, chèo Sáo Đền và chèo Hà Xá từ lâu đã không còn hoạt động nữa.
Mặc dù vậy để nghệ thuật chèo phát triển và lưu giữ tới ngày hôm nay là cả một sự nỗ lực không ngừng của bao thế hệ nghệ nhân chèo truyền đời “giữ lửa” tạo nên nét riêng có của chèo Thái Bình. Âm nhạc chèo nói chung và âm nhạc chèo Thái Bình nói riêng là sự kết tinh từ chất liệu những điệu hát, nói, hát bỏ bộ trong sinh hoạt nghệ thuật dân gian vùng châu thổ sông Hồng: Xoan ghẹo, chèo tàu tương, hát giặm… bằng cách thức bẻ làn nắn điệu, tức là theo nội dung thơ rồi dựa vào những âm điệu sẵn có để tạo thêm những khúc hát mới. Những khúc hát này có thể chia làm nhiều trổ, mỗi trổ thường tương ứng với một cặp thơ gồm vế trống mái, tạo thành một đoạn nhạc hoàn chỉnh, âm nhạc chèo Thái Bình rất chân thật, hồn hậu và có phần phóng khoáng song vẫn giữ cân bằng đối đãi vế trống mái.
Những nét nghệ thuật riêng, hay có người gọi là phong cách chèo Thái Bình, có lẽ là những sáng tạo về quy cách của phần đệm. Với dàn nhạc bốn cây đàn là nhị, trống đế, trống cơm và mõ, thấy mỗi cây khi đệm đều tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt. Tiếng mõ đánh đều, giữ nhịp trường canh, ở tốc độ nhanh và rất nhanh, tạo sự căng thẳng và tính kịch cho âm nhạc. Những chỗ giai điệu hát ngân hoặc ngừng nghỉ mới được phép điểm dìu lên mặt, đánh trống lúc nghệ nhân mở miệng hát là điều cấm kỵ. Cùng một làn điệu như nhau nhưng phong cách chèo Thái Bình hát mộc mạc giản dị hơn, phụ âm hư tự và nguyên âm luôn cân bằng âm lượng. Cùng một tiết tấu nhưng chèo Thái Bình rộn rã, xáo động hơn. Lối hát Thái Bình không đi sâu vào nhịp phách phức tạp, không nhả chữ theo lối khôn ngoan nhà nghề, không làm lẫn phụ âm.
Để những nét đặc sắc của chèo Thái Bình được lưu giữ cho muôn đời sau, rất cần có sự quan tâm và đầu tư của các ngành chức năng trong nhiệm vụ bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa phi vật thể, bởi những tinh hoa và giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo lại được lưu giữ ngay trong máu thịt của các nghệ nhân.
bạn ơi có thể ngắn gọn
từng ý chính gạc đầu dòng đc k
Tích truyện:
- Được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm.
Nội dung phản ánh trong chèo:
- Chèo để khuyến giáo đạo đức cho con người.
Nhân vật trong chèo:
- Có tính ước lệ và cách điệu cao. Kết hợp chặt chẽ giữa cái bi và cái hài.