- Dạng bản, mang đặc tính hướng quang ngang => mặt phẳng lá luôn vuông góc với tia nắng mặt trời => nhận nhiều ánh sáng nhất!
- Mô dậu dày chứa nhiều lục lạp nằm sát ngay trên mặt lá dưới lớp biểu bì, các mô giậu xếp sít nhau theo từng lớp => hấp thu nhiều ánh sáng!
- Có lớp mô xốp có các khoảng trống gian bào lớn => chứa C02 => cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Có các mạng lưới mạch dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước, muối khoáng và các sản phẩm đến các cơ quan trong quá trình quang hợp.
- Hệ thống dày đặc các khí khổng ở trên và mặt dưới lá => C02, 02 và H20 dễ đi ra / vào lá!
tick em nha cô
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
- Bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Bên trong:
+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
của lá.
+ Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
+ Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan
Phân các bạn trả lời này là của chương trình lớp 10 nha em!
Lớp 6 chúng ta chỉ cần trả lời như sau: đặc điểm cấu tạo trong của lá phù hợp với chức năng quang hợp
- Biểu bì gồm các tế bào trong suốt: cho ánh sáng đi xuyên qua vào bên trong lớp thịt vỏ
- Mặt dưới biểu bì có lỗ khí: giúp trao đổi khí (khí cacbonic đi vào tham gia quá trình quang hợp)
- Thịt vỏ chức lục lạp (nơi nhận ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ)
+ Thịt vỏ phía trên chứa nhiều lục lạp thực hiện chức năng tổng hợp chất hữu cơ
+ Thịt vỏ phía dưới các tế bào xếp lộn xộn tạo khoang chứa và trao đổi khí (khí cacbonic lấy vào và khí oxi được tạo ra được chứa ở những khoang chứa khí và thải ra ngoài)