Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng
a. Bao tình cảm dồn nén bấy lâu khi gặp dáng hình thân yêu đã trào dâng thổn thức (câu 1,2)
- Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ vĩnh viễn. Bác còn sống mãi cùng chúng ta.
- Giấc ngủ của Bác “bình yên” trong niềm yêu thương của con người và tạo vật, giữa ánh sáng dịu dàng của vầng trăng, trăng và Người từng là tri kỉ.
- Nhà thơ đã sáng tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh “vầng trăng” gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao của Bác.
b. Cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống, nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén (câu 3,4)
- Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” là hình ảnh của vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, ẩn dụ gợi những suy ngẫm về cái vĩ đại, cao cả, bất diệt.
+ Bác còn sống mãi với non sông, đất nước như trời xanh còn mãi trên đầu. Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
+ Sự nghiệp của Người là bất tử.
- Dù lí trí có khẳng định như vậy nhưng tình cảm xót thương không thể chấp nhận thực tế mất mát vẫn khiến trái tim “nghe nhói”. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương rất thật. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người cha.