Dàn bài :
1. Mở bài.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Vấn đề: hình ảnh người nông dân.
2. Thân bài:
* Khái quát hình ảnh người nông dân.
a. Cuộc đời và số phận.
* Nhân vật lão Hạc:
- Nghèo khổ, bất hạnh,cô đơn.
+ Tài sản: Ba sào vườn, một túp lều , một con chó vàng.
+ Vợ chết sớm, cảnh gà trống nuôi con
+ Cô đơn , con trai đi đồn điền cao su.
+ Tai họa dồn dập: Trận ốm kéo dài ...Lão thất nghiệp càng túng thiếu cùng quẫn
- Số phận: bế tắc, tìm đến cái chết thê thảm.
* Nhân vật anh con trai:
+ Nhà nghèo, không đủ tiền lấy vợ.
+ Bỏ đi đồn điền cao su.
* Nhân vật Binh Tư:
+ Nghèo khổ.
+ Bị tha hoá, sống bằng nghề trộm cắp. * Nhận xét:
+ Họ đều có cuộc đời nghèo khổ, cơ cực, số phận bế tắc...
+ Họ là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong xã hội cũ.
+ Hình ảnh đó gợi sự cảm thông, thương xót.
- Hiền lành, chất phác,giàu lòng nhân hậu (nhân vật lão Hạc).
+ Lão rất yêu con, thương con, đau đớn, dằn vặt khi con bỏ đi, dành tiền bán hoa lợi mảnh vườn cho con, chết vì con.
+ Lão yêu con Vàng như con, ân hận "khi nỡ đánh lừa một con chó".
- Vẻ đẹp của lòng tự trọng.
+ Lão đói nghèo nhưng từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.
+ Không muốn phiền hà đến làng xóm (chuẩn bị tiền làm ma khi lão chết).
+ Chết để bảo vệ nhân phẩm.
* Nhận xét, đánh giá bày tỏ cảm xúc của mình về vẻ đẹp tâm hồn
của lão Hạc nói riêng, người nông dân trong xã hội cũ nói chung.
+ Hình ảnh đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.
+ Yêu mến, kính trọng, khâm phục.
b- Vẻ đẹp tâm hồn.
3. Kết bài:
- Đánh giá tổng quát về hình ảnh người nông dân trong tác phẩm “Lão Hạc” (nói riêng), về hình ảnh người nông dân trong văn học hiện thực (nói chung).
- Cảm nghĩ, bài học.
Bài làm tham khảo :
Có nhà văn nào đó từng nói rằng: văn chương chân chính dù nói về cái xấu, cái ác vẫn phải hướng về cái đẹp, cái thiện, đó là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ. Vâng, phải chăng cái xấu cái ác hay cũng chính là cái khổ đau, bất hạnh và cái đẹp cái thiện chính là niềm tin tưởng của nhà văn hướng nguời đọc tin vào vẻ đẹp của nhân vật, để giúp người đọc một bải học về nhân cách. Và, Qua Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc, chứng minh rằng: Mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng 8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người. bởi vậy nên, vấn đề chung về con người đã là mẫu số chung, là mảnh đất muôn thuở của thi nhân muôn đời. Nhưng, qua mỗi trang văn nhà văn chân chính phải mang đến một phát minh về hình thức, một khám phá mới về nội dung. Đó là đòi hỏi của nghệ thuật, không chấp nhận sự lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Đó là cách duy nhất để anh tồn tại trong sân chơi nghệ thuật. cũng chính vì hiểu được điều ấy mà đến với đề tài người nông dân, một đề tài quen thuộc mà thi nhân muôn đời đã đi mòn đứt cỏ thì cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều có những khám phá riêng của mình, chính vì vậy số phận người nông dân đã được khắc họa sinh động, đa chiều và sâu sắc. Nếu như trong trang văn của Ngô Tất Tố, người nông dân phải chịu nỗi khổ về sưu cao, thuế nặng, hà hiếp áp bức, ngay cả người chết rồi mà vẫn phải nộp sưu thuế. Thật là vô lí. Thì trong trang văn của Nam Cao người nông dân được nhìn trong bi kịch bị tha hóa về nhân cách, phải chịu đựng sự giằng xé giữ dội về cái đói và miếng ăn. Hoặc là chấp nhận sống nhưng bị tha hóa vì miếng ăn, hoặc là chết để bảo toàn nhân phẩm, lão Hạc là một ví dụ điển hình. Song chính việc soi chiếu và nhìn nhận riêng của mỗi nhà văn như thế đã giúp người đọc nhìn nhận được bản chất và vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Nhưng dù là Lão Hạc hay chị Dậu thì ở cả hai nhân vật ấy, nhà văn đều cho chúng ta thấy được rằng dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn nhân phẩm của mình. Chị Dậu của Ngô Tất Tố, một người phụ nữ mộc mạc, lương thiện, hết mực yêu thương chồng và con, hi sinh không quản vì sự sống của chồng mình. Có lúc vì túng quẫn quá mà chị phải bán chó, bán con nhưng tuyệt đối đó không phải là hành động vô nhân tính mà là hành động của một người phụ nữ sắc sảo, bản lĩnh và mạnh mẽ đến kiệt cùng, dù đớn đau đến cắt từng khúc ruột khi phải bán con vẫn một mực chịu đựng vì nghĩ về sự sống của chồng. ngay cả khi bán chó, gia đình cái con sinh vật Nghị Quế chồng, Nghị Quế vợ có ăn bớt, làm điêu thì cũng chỉ hạ một câu: lão Nghĩ giàu đến thế mà còn...Không một chút phản kháng, cũng không văng bất kì một lời lẽ tục tĩu nào. Ngay cả khi lên huyện. Sống trong môi trường khác chị vẫn một mực nghĩ về chồng, về con, không bị lây nhiễm thói xấu. Khi thấy cai lệ hành hạ chồng, chị đã vùng lên mạnh mẽ, chị đã bước ra khỏi nỗi sợ của bản thân để chiến đấu, đánh bật hai tên cai lệ lực lưỡng. Chị không chịu khuất phục, Và chính với điều này, Ngô Tất Tố như đã xui người nông dân nổi loạn. Đó chính là phẩm chất cao đẹp mà Ngô Tất Tố đã luôn tin tưởng vào người nông dân trước cách mạng.
Với Nam Cao, ông luôn nhìn đời bằng con mắt tình thương. Chính vì quan niệm ấy mà những trang văn của Nam Cao luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo giữa nhân tính và thú tính, giữa say và tỉnh, giữa sự sống và cái chết. Nhưng đến cuối cùng Nam Cao vẫn cho thấy sự tin tưởng của mình vào phẩm chất lương thiện của người nông dân. Với lão Hạc, một người cha giàu lòng yêu thương con, có lòng tự trọng cao và đặc biệt là một người ân nghĩa, lão nghĩa tình với cả con vật của mình. Khi đã tuổi già sức yếu, không làm gì để kiếm ăn được, lão chẳng dám đụng vào số tiền bòn vườn của con, chỉ dám ăn sung luộc. Để rồi lão có thể chọn sống bằng cách bán mảnh vườn đi, nhưng không lão đã tìm đến cái chết, một cái chết đau đớn, tức tưởi thậm chí nhục nhã bằng bả chó. Nhưng chính cái chết ấy khẳng định được nhâ cách tahnh cao của lão, khẳng định được tính người trong con người của lão Hạc-một người nông dân bần cùng nhưng không bần nghĩa bần tình. Cái chết của Lão đã cho thấy niềm tin của Nam Cao vào vẻ đẹp của người nông dân lương thiện, dù đau đớn, bất hạnh nhưng vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình.
Vậy là chỉ qua hai tác phẩm ngắn, nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố đã cho thấy vẻ đẹp của người nông dân trong những trang viết của mình. Đó chính là tinh thần nhân đạo của các nhà văn hiện thực, song ở thời điểm bấy giờ, vì chưa có ánh sáng của cách mạng vậy nên họ vẫn rơi vào bi kịch,bế tắc, đó cũng là một hạn chế mà ta cần xem xét.