"...Con người của Bác,đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống(1). Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất(20. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ(3)..."
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu vấn đề nghị luận của văn bản.
2. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn số (1) và nêu tá dụng của biện pháp tu từ đó.
3. Từ văn bản có đoạn trích trên, em thấy mình cần phải làm gì để học tập đức tính giản dị của Bác?
1)Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Tác giả: Phạm Văn Đồng
3)Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.
2. Biện pháp tu từ : Liệt kê
=> Nhằm đưa ra một số dẫn chứng đầy đủ, thuyết phục về nhiều lĩnh vực cho đức tính giản dị của Bác trong mọi hoạt động, đời sống hàng ngày.