Câu 1 : Nội dung của đoạn thơ
bạn nào giúp mình dàn ý đề văn:
"em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện giữa em và cây bút chì mà em đang sử dụng"
mai mình thi rùi mà đề này mình tìm trên mạng cũng không có :((
( mọi người lưu ý giúp mình là cuộc trò chuyện giữa em và cây bút chì nha, chứ trên mạng toàn là cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập )
nếu giúp được mình cảm ơn nhìu <333
có bạn nào có thể giúp mình viết giàn ý bài văn:
" em hãy kể lại cuộc trò chuyện của em với cây bút chì "
*notes: hoặc các bạn có thể tra gg copy vào giúp mình ( vì mình tra không ra )
cảm ơn nếu bạn có thể giúp, nếu các bạn có thể giúp thì mình cam on rất nhìu<3
Trong văn bản “Làng ”của Kim Lân có đoạn:
“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”
(SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166)
1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?
2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?
3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).
4. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?
5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?
[Ôn thi vào 10- Ngữ Văn]
"Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ".
(Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.38)
Lấy câu nói trên làm gợi ý, em hãy viết một bài văn ngắn chủ đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé.
Bài viết hay nhất sẽ được cộng 10 GP và đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng hoc24.vn!
Câu 4: Dựa vào đoạn thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình T P-H để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của người cháu trưởng thành ở nơi xa về bà và bếp lửa. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ - chú giải rõ.
từ nội dung câu chuyện " cuộc thi của người tàn tật " kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ về sự cần thiết của tình yêu thương nâng đỡ nhau giữa con người với con người trong cuộc sống
Em hiểu thế nào về câu nói của tác giả : để có được cái tai nội tâm ,thì chẳng thể trông đời ở tạo hóa
Mọi người ơi em muốn hỏi là em đi thi vào 10, đoạn văn NLVH là T-P-H, em viết câu hợp ở câu thứ 2 từ cuối lên, câu cảm thán là câu cuối bởi trong quá trình viết em quên mất câu cảm thán có trong yêu cầu đề bài, không biết như vậy có sao không ạ.
Đề 6:
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.
Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.
Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).