Hai điện tích, mỗi điện tích có độ lớn bằng 2.10-7 C nhưng trái dấu nhau được giữ cách nhau 15cm.
a. Tìm cường độ điện trường E ở điểm chính giữa các điện tích.
b. Xác định lực tác dụng lên một electron đặt ở điểm đó.
Cho k= 9.109 (N.m2/C2)
Tại sao các điện tích chuyển động được ở bên trong nguồn điện? Các lực lạ bên trong nguồn điện có tác dụng gì?
Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?
Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Lực kế
B. Công tơ điện
C. Nhiệt kế
D. Ampe kế
Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2 C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.
Hai nguồn điện ghép nối tiếp với nhau. Nguồn 1có suất điện động 2 V và điện trở trong 0,5 Ω, nguồn 2 có suất điện động 4 V và điện trở trong là 0,5 Ω. Bộ nguồn được nối với mạch ngoài có điện trở 9 Ω. Tính cường độ dòng điện qua mạch?
Một acquy có suất điên động 12 V điền trở trong 2 Q, acquy đang được nạp điên với cường độ dòng điện chạy qua acquy là 1A.
a) Tính điên năng mà acquy tiêu thu sau khi nạp điện 1 giờ.
b) Trong khoảng thời gian đó phần điện năng chuyển hóa thành nhiệt băng bao nhiêu?
Cho mạch điện (R1//R2)nt R3 có E=6V r=0,8Ω R1=2Ω R2=3Ω R3=4Ω
a) tính điện trở ngoài, cường độ dòng điện qua mạch chính b) tính I, U qua mỗi điện trở c) nhiệt lượng toả ra ở R1 sau 15' ? d) thay R2 bằng bóng đèn (6V-6W) thì đèn sáng ntn? Tại sao?
Cho mạch điện
R1=R3= R5= 1ohm, R2= 3ohm, R4= 2ohm. Biết cường độ dòng diện qua R4 là 1A. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và U toàn mạch