Theo mình nghĩ thì câu " Nước chảy đá mòn" thì lực mà nước tác dụng lên hòn đá là lực đẩy, làm cho hòn đá bị biến dạng. Nhưng hòn đá phải đứng yên ở một vị trí thì nước mới tác dụng lên hòn đá và cần rất nhiều thời gian mới có thể làm được. Nghĩa của câu là: nếu kiên trì sẽ làm nên được tất cả (nghĩa giống câu "Có công mài sắt có ngày nên kim")
nước chảy tạo ra ma sát
-> Gây đá mòn
Tuy nhiên cần phải một khoảng thời gian rất dài mới có thể làm đá mòn
Một hòn đá khi đứng yên thì nước chảy xuống, tuy nước là chất lỏng nhưng cũng có lực đẩy bào mòn dần dần hòn đá, nhưng mất rất nhiều thời gian ( chắc mấy thế kỉ vì lực đẩy của nước rất nhẹ )
Đá có bản chất cứng, khả năng chịu lực cao. Lực chảy thông thường của nước không vượt được độ bền của đá.
Đá mòn do 2 nguyên nhân vật lý và hóa học
1, Vật lý
Tại các rìa mỏng, kết cấu yếu dễ dàng bị nước bẻ gãy.
Một số vị trí có thành phần có thể bị hòa tan và tan vào nước.
Các hạt tạp chất trong nước gây mài mòn lên bề mặt tiếp xúc.
2, Hóa học
Nước (không tinh khiết) chứa các thành tố hóa học. Các chất này tác dụng với các thành phần của đá, gây biến chất, làm giảm tính bền của đá. Việc này tăng cường hiện tượng mài mòn vật lý đã nêu trên.