Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

nguyễn thị hương xuân

Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2 ml hồ tinh bột, mỗi ống C và D chứa 2ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và B đo được pH = 7,2 ; các ống C và D pH = 2,5 . Tất cả các ống nghiêm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 37độC trong 15p' . Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xả ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích?

Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 21:36

* Ống A và D có phản ứng hóa học xảy ra.

* Phản ứng trong ống A có thể xảy ra ở miệng, dạ dày (vào giai đoạn đầu) và ruột non vì:

Trong khoang miệng, một phần tinh bột chín bị enzim Amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường Mantozo (t0 = 370C, pH = 7,2. Trong dạ dày, một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường Mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa trộn đều dịch vị. Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn: Tinh bột và đường đôi được enzim phân giải thành đường đơn.

* Phản ứng trong ống D có thể xảy ra ở dạ dày vào giai đoạn sau khi HCl đã thay đổi làm pH = 2,5 và xảy ra ở ruột non

Ở dạ dày Prôtêin trong dung dịch vẩn lòng trắng trứng bị enzim Pepsin biến đổi Protein chuỗi dài thành Protein chuỗi ngắn (3 - 10 axit amin), trong điều kiện nhiệt độ 370C, pH = 2,5. Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn: Prôtêin được en zim phân giải thành axit amin.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vy Vy
Xem chi tiết
Ngọc Hà
Xem chi tiết
Maika
Xem chi tiết
nguyễn thị hương xuân
Xem chi tiết
Soctry St
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Ran Shibuki
Xem chi tiết
Bo Xiao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Đào
Xem chi tiết