Câu 1: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi
B. Không tan trong nước
C. Lọc được qua giấy lọc
D. Có nhiệt độ sôi nhất định
Câu 2: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng 1 dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được là do:
A. Rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được
B. Rượu làm hơi thở gây biến đổi hóa học nên máy ghi nhận được
C. Rượu làm hơi thở khô nên máy ghi độ ẩm thay đổi
D. Rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được
Câu 3: Làm thí nghiệm trực tiếp với photpho trắng phải:
A. Cầm bằng tay có đeo găng
B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu photpho ra khỏi lọ và cho ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến
C. Tránh cho tiếp xúc với nước
D. Có thể để ngoài không khí
Câu 4: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây:
A. Ngâm trong nước
B. Ngâm trong rượu
C. Ngâm trong dầu hỏa
D. Bỏ vào lọ
Câu 5: Để pha loãng dung dịch axit H2SO4 đậm đặc trong phòng thí nghiệm có thể tiến hành theo cách nào sau đây:
A. Cho nhanh nước vào axit
B. Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều
C. Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều
D. Cho từ từ vào nước và khuấy đều
Câu 6: Có 4 lọ đựng riêng biệt bị mất nhãn dán tên: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ.
A. Giấy quỳ tím
B. Giấy quỳ tím và đun cạn
C. Nhiệt phân và phenolphtalein
D. Dung dịch NaOH
Câu 7: Có 4 lọ mất nhãn dán đựng 4 chất bột màu trắng gồm: CaO, Na2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên:
A. Dùng nước và dung dịch H2SO4
B. Dùng nước và giấy quỳ tím
C. Dùng dung dịch H2SO4 và phenolphtalein
D. Không có chất nào thử được
Có 3 lo mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau:dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối. Hãy nêu cách nhận biết mỗi lọ dung dịch bằng phương pháp hóa học?
Hòa tan 3,6g một kim loại (chỉ có một hóa trị duy nhất trong hợp chất) vào 200ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,25M và H2SO4 1,5M. Dung dịch thu được sau phản ứng làm đỏ quỳ tím và phải trung hòa bằng 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2,5M và Ba(OH)2 1,5M. Xác định kim loại.
cho dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm dung dịch NaOH dư 100ml dung dịch A thì thu được kết tua B . Nung B trong không khí đến lương không đổi cân năng 2g. Mặt khác dùng 400mldung dịch AgNO3 0,2M để kết tua hết Cl2 ra khỏi 50ml dung dịch A. tính nông độ mol của muối trong dung dịch A
giải dùm với cảm ơn nhiều
Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm có những chất sau : Al , Zn , KClO3 , HCl . Hãy dùng những chất trên viết tất cả các PTHH có thể điều chế khí hidro và khí oxi
Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 6,2g Natri oxit vào 100ml nước cất ( D = 1g / ml ) thu được dung dịch X .
a) Tính C% dung dịch X ?
b) Nếu thay 6,2g Na2O bằng 6,2g Na thì C% dd X có thay đổi không ? Vì sao ? Tính C% dung dịch X ?
1 )hòa tan hoàn toàn 5,4 g nhôm bằng lượng vừa đủ dung dịch Hcl 16%
a) tính klg dung dịch Hcl đã dùng
b) tính C% dung dịch muối sau phản ứng
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 3: Rót một ít nước vào bát sứ có chứa vôi sống. Sau đó, nhúng một mẫu quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng
Bữa trước quên câu này ://
Tính số mol của các chất trong những trường hợp sau:
a) 200g dung dịch H2SO4 4,9%
b) 300g dung dịch CaCl2 1,11%
c) 500g dung dịch Al2(SO4)3 3,42%
d) 200ml dung dịch dung dịch Fe2(SO4)3 (D=1,28g/ml)
e)200ml NaOH 2% (D=1,28g/ml)
Cho hỗn hợp A gồm có các kim loại sau Al, Mg, Zn. Oxi hoá hoàn toàn 28,6 (g) A bằng oxi dư thu được 44,6(g) hỗn hợp B. Hoà tan B trong dung dịch HCl dư thu được đung dịch D. Cô cạn đung dịch D thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là bao nhiêu gam?
MÌNH KHÔNG HIỂU BÀI NÀY GIÚP MÌNH GIẢI CHI TIẾT NHA
THANKS